Tài liệu tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn nhiệm kỳ 2018 - 2023.
CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG ĐOÀN
1. Vị trí, vai trò của tổ công đoàn:
- Tổ công đoàn là mắt xích của công đoàn cơ sở, là bộ phận cấu thành cuối cùng trong hệ thống tổ chức công đoàn, nơi trực tiếp tuyên truyền, phát triển đoàn viên, tổ chức cho từng đoàn viên, viên chức, lao động nhằm thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của công đoàn cấp trên.
- Tổ công đoàn là nơi trực tiếp thực hiện những chức năng nhiệm vụ cơ bản của tổ chức công đoàn; nơi liên kết, gắn bó những người lao động với nhau và với tổ chức công đoàn. Nơi tổ chức sinh hoạt, giúp đỡ, nắm bắt, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên và người lao động.
- Tổ công đoàn phải thực sự là “tổ ấm” của đoàn viên công đoàn. Tổ công đoàn có mạnh thì tổ chức công đoàn cơ sở mới mạnh
2. Công tác tổ chức của tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn
a) Tổ công đoàn , tổ nghiệp đoàn do công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn hoặc công đoàn cơ sở thành viên được ủy quyền quyết định thành lập, theo tổ sản xuất, tổ công tác, theo ngành nghề hoặc dân cư (đối với tổ nghiệp đoàn).
b) Tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn cần được tổ chức có số lượng đoàn viên vừa phải; hình thức tổ chức cần vận dụng phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn, ngành, nghề, đối tượng, tiện cho việc sinh hoạt hoạt động của tổ.
- Nhiệm kỳ tổ công đoàn, nghiệp đoàn là 1 năm (hội nghị tổ công đoàn)
- Tổ trưởng, tổ phó (nếu có) tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn do hội nghị tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn bầu ra và được công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn công nhận.
3. Nhiệm vụ của tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn
a) Vận động đoàn viên, công nhân viên chức lao động trong tổ phấn đấu hoàn thành kế hoạch công tác.
- Đối với đơn vị sản xuất - kinh doanh là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả để sản xuất ra sản phẩm được thị trường chấp nhận và tiêu thụ.
- Đối với cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp là hoàn thành có chất lượng hiệu quả nhiệm vụ kế hoạch công tác được giao.
b) Nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.
Với cán bộ công chức, viên chức: thực hiện theo tám chữ vàng do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động “ Trung thành- Trách nhiệm- Liêm chính-Sáng tạo”.
- Đối với công nhân, lao động: cần tập trung giáo dục để trở thành những công dân mới có tư tưởng, lập trường của giai cấp công nhân, có tác phong công nghiệp, có trình độ để làm chủ các phương tiện, kỹ thuật hiện đại tiên tiến... và trở thành những người tiên phong đi đầu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
c) Triển khai thực hiện nghị quyết, kế hoạch chương trình công tác của công đoàn cơ sở theo tháng, quý, năm
d) Tuyên truyền vận động người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn.
đ) Thực hiện xây dựng tổ công đoàn vững mạnh.
4. Nội dung hoạt động của tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn
- Vận động đoàn viên, viên chức lao động trong tổ tích cực hưởng ứng phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công tác, cải tiến hình thức, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Vận động đoàn viên, CNVCLĐ trong tổ chấp hành tốt kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Động viên giúp nhau học tập, nâng cao trình độ, cải thiện đời sống bằng khả năng lao động chính đáng của bản thân và gia đình họ.
- Vận động đoàn viên, viên chức lao động giúp nhau giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến nhiệt tình lao động, hiệu quả công tác và chất lượng sản phẩm:
+ Thường xuyên thăm hỏi, tổ chức các hoạt động tương trợ giúp đỡ nhau lúc gặp hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ.
+ Nắm bắt và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và bức xúc của đoàn viên trong tổ với BCH để giải quyết kịp thời.
- Phổ biến các chế độ chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị cho đoàn viên về các vấn đề như: Định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
- Tổ chức cho đoàn viên thảo luận, xây dựng hệ thống quy chế dân chủ … và thực hiện tốt các quy chế, quy định của đơn vị.
- Phối hợp với tổ sản xuất, tổ công tác tổ chức đại hội công nhân, viên chức ở tổ để công nhân, viên chức, lao động trong tổ tham gia bàn biện pháp thực hiện kế hoạch sản xuất công tác và thông qua qui chế, thỏa ước lao động tập thể.
- Phân công đoàn viên hoạt động công đoàn phù hợp với khả năng của mỗi người.
5. Nội dung công tác của tổ trưởng tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn
a) Tìm hiểu, nắm vững các thông tin: Hoạt động của tổ công đoàn, nghiệp đoàn muốn có hiệu qảu, thiết thực, tổ trưởng cần nghiên cứu, nắm vững các thông tin cần thiết, phục vụ cho hoạt động công đoàn như:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt những quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức, lao động ở tổ.
- Những quy định của pháp luật về tham gia kiểm tra, giám sát của công đoàn, nội dung tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức, lao động của công đoàn nhất là cơ sở.
- Tình hình công tác, sản xuất, kinh doanh, của tổ và đơn vị, doanh nghiệp; chương trình, kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận để vận dụng tổ chức hoạt động của tổ phù hợp với thực tiễn.
b) Tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động trong tổ.
- Lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động nói chung, của công nhân, viên chức, lao động trong tổ nói riêng, bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
- Bảo vệ lợi ích vật chất, thực chất là bảo đảm việc làm ổn định và thu nhập tương xứng với sức lao động của họ, bảo đảm về điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh, thời gian làm việc hợp lý, quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Bảo đảm lợi ích tinh thần là bảo đảm người lao động: được tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ, được tạo cơ hội, điều kiện để học tập, làm việc và tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội.
c) Tổ chức các hoạt động tham gia quản lý của tổ công đoàn
- Nội dung tham gia quản lý của tổ cần tập trung vào các việc sau:
+ Tham gia phân công, bố trí, sử dụng lao động phù hợp với năng lực, sở trường của người lao động.
+ Tham gia tìm biện pháp khắc phục khó khăn, cải thiện điều kiện làm việc, nấng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
+ Tham gia xây dựng, hoàn thiện nội quy,quy chế cơ quan.
- Các hình thức tổ chức công đoàn tham gia quản lý:
+ Tổ chức hội nghị công nhân viên chức trong tổ để dân chủ, bàn bạc, thảo luận những vấn đề liên quan đến dạy-học.
+ Nêu những biện pháp để bảo đảm đời sống cải thiện điều kiện làm việc.
+ Giám sát thực hiện nội quy, quy chế, các chính sách liên qua đến quyền, nghĩa vụ...
+ Đề xuất, kiến nghị với công đoàn cấp trên trực tiếp, với chuyên môn để họ quan tâm, cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh
d) Vận động, tổ chức công nhân viên chức lao động trong tổ hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên tổ chức, phát động.
đ) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nâng cao năng lực làm chủ cho công nhân, viên chức, lao động
- Tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của công đoàn cấp trên có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức, lao động.
- Vận động, giúp đỡ công nhân, viên chức học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ.
- Vận động tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa, phòng tránh tệ nạn xã hội, học tập nâng cao trình độ, tham gia văn nghệ, thể thao, tham quan, du lịch, các hoạt động vui chơi, giải trí..
e) Phân công đoàn viên hoạt động
e1) Có hai hình thức phân công:
- Phân công cá nhân đoàn viên đảm nhận từng nội dung cụ thể
- Phân công nhóm đoàn viên đảm nhận từng nội dung hoạt động cụ thể
e2) Các nội dung thường được phân công
- Theo dõi thưc hiện chính sách, pháp luật
- Theo dõi thực hiện các chỉ tiêu thi đua, theo dõi công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Phụ trách hoạt động văn nghệ, thể thao
- Phụ trách đời sống, thăm hỏi đoàn viên ốm đau, hoặc gia đình đoàn viên có người ốm đau, hiếu, hỉ...
e3) Tổ trưởng công đoàn cần quan tâm kiểm tra những nội dung đã phân công
e4) Trong sinh hoạt tổ công đoàn tổ trưởng côn khai nhận xét, đánh giá khách quan kết quả thực hiện những nhiệm vụ của đoàn viên, động viên khích lệ kịp thời đoàn viên tích cực, có biện pháp giúp đỡ đoàn viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
e5) Tổ trưởng công đoàn cần quan tâm, đề xuất với công đoàn cơ sở khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc hoạt động ở tổ công đoàn.
6. Phương pháp công tác của tổ trưởng công đoàn, tổ trưởng nghiệp đoàn.
Tổ trưởng công đoàn, tổ trưởng nghiệp đoàn muốn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì cần nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp sau:
a) Liên hệ chặt chẽ với đoàn viên, viên chức lao động: Liên hệ để hiểu rõ người, rõ việc, nắm bắt kịp tâm tư, nguyện vọng và bức xúc của đoàn viên. Liên hệ để gần gũi, động viên, thực hiện dân chủ bàn bạc giải quyết những công việc trong tổ, xây dựng tập thể thống nhất, tạo ra sức mạnh tổng hợp của tổ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình kế hoạch công tác của tổ công đoàn
Tổ chức hoạt động theo chương trình, kế hoạch đã đề ra là phương pháp tổ chức khoa học, nó giúp cho hoạt động của tổ công đoàn không bị chồng chéo, đồng thời giúp cho tổ công đoàn tập trung vào những nội dung hoạt động trọng tâm trong từng thời gian cụ thể. Những căn cứ để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn:
- Nghị quyết, kế hoạch của công đoàn cấp trên.
- Nhiệm vụ công tác, sản xuất- kinh doanh của đơn vị/doanh nghiệp, tổ.
- Đặc điểm tình hình công nhân, viêc chức, lao động trong tổ...
- Khi xây dựng chương trình cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, thời gian và phân công người chịu trách nhiệm chính từng nội dung hoạt động.
- Tổ trưởng công đoàn phải thường xuyên, đôn đốc và có biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ đoàn viên thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
- Tổ trưởng công đoàn cần gần gũi đoàn viên, nắm được những khó khăn, thuận lợi của đoàn viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời, có biện pháp giúp đỡ, uốn nắn những hoạt động lệch lạc, chưa hiệu quả.
c) Duy trì sinh hoạt tổ công đoàn đều đặn: Trước khi sinh hoạt tổ, tổ trưởng có trách nhiệm:
- Trao đổi trực tiếp với tổ trưởng chuyên môn, tổ phó nhằm thống nhất nội dung, thời gian sinh hoạt tổ.
- Chuẩn bị kỹ chương trình, nội dung sinh hoạt.
- Hướng dẫn, chủ trì để đoàn viên dân chủ thảo luận, bàn, quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động tổ.
Hôm nay : 0
Tháng này : 32561