Công tác tổ chức Công đoàn cơ sở
CHYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
Công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức Công đoàn Việt Nam, nơi trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, kế hoạch của công đoàn cấp trên; trực tiếp tập hợp công nhân, viên chức, lao động vào tổ chức công đoàn; quyết định hiệu quả hoạt động của hệ thống công đoàn.
I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, NGHIỆP ĐOÀN:
1. Cơ sở pháp lý quy định về việc thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn
Những quy định thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được thể hiện ở các văn bản sau:
Bộ luật Lao động năm 2012
Khoản 1, mục c Điều 5 quy định: Người lao động có quyền "Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật"
Điều 189. Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức:
1. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.
3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật Công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.
1. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.
4. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
b. Luật Công đoàn năm 2012
Khoản 1 Điều 5 quy định: Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Khoản 1, 2 Điều 9 quy định: Cản trở, gây khó khăn cho việc thực hiện quyền công đoàn; phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Khoản 2 Điều 22 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn: Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
c. Nghị định 98/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Khoản 1, Điều 5 quy định thành lập các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp
a. Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
b. Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
c. Sau thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
2. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn
a. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Các hợp tác xã sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông, vận tải, thương mại, dịch vụ; Các cơ quan xã, phường, thị trấn; Các cơ quan Nhà nước; cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị-xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp; Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập; Các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam.
Khi có đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam (có 5 đoàn viên trở lên), được công đoàn cấp trên quyết định thành lập.
Những đơn vị/doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân hoặc tư các pháp nhân không đầy đủ thì công đoàn cơ sở quyết định thành lập công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn cấp trên có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép (nhiều đơn vị thành công đoàn cơ sở). Khi thành lập công đoàn cơ sở ghép, công đoàn cấp trên cần căn cứ vào đặc điểm chung của các cơ quan, đơn vị như: Cùng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cùng địa bàn hoặc cùng chung tập quán văn hoá …
b. Điều kiện thành lập nghiệp đoàn
Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của công đoàn, là nơi tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề. Nghiệp đoàn được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có 10 đoàn viên trở lên, do công đoàn cấp trên quyết định thành lập, giải thể và chỉ đạo hoạt động theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Sau khi được thành lập, nghiệp đoàn có tư cách pháp nhân, được khắc con dấu và mở tài khoản tại ngân hàng.
Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở đặc biệt của công đoàn, vừa tập hợp đoàn viên sinh hoạt công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, vừa tổ chức, bảo đảm việc làm, thu nhập đối với đoàn viên. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn.
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, NGHIỆP ĐOÀN
1. Cơ cấu tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được tổ chức theo cơ cấu sau:
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
2. Các loại hình công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn
a. Căn cứ vào đặc điểm về sở hữu
Căn cứ vào đặc điểm về sở hữu, có thể chia ra 5 loại hình công đoàn cơ sở như sau:
- Công đoàn cơ sở trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp, gồm có:
+ Công đoàn cơ sở các cơ quan hành chính Nhà nước.
+ Công đoàn cơ sở các cơ quan quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc ngân sách tổ chức công đoàn.
+ Công đoàn cơ sở các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Y tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao … của Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp nhà nước là công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
- Công đoàn cơ sở trong các hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giao thông, vận tải…, gồm có: Công đoàn cơ sở trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh hợp tác xã thuộc các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải…(hợp tác xã nông nghiệp không thuộc đối tượng tập hợp của tổ chức công đoàn)
- Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, gồm có: Công đoàn cơ sở trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân…không có vốn sở hữu Nhà nước hoặc vốn sở hữu Nhà nước chiếm từ 50% trở xuống.
- Công đoàn cơ sở trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, gồm có: Các công đoàn cơ sở thuộc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Y tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao…
b. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, có thể chia công đoàn cơ sở thành 3 loại hình sau:
Công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp. Công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp. Công đoàn cơ sở khu vực hợp tác xã. Công đoàn cơ sở thành viên
a. Điều kiện để thành lập công đoàn cơ sở thành viên
Công đoàn cơ sở thành viên do công đoàn cơ sở quyết định thành lập sau khi được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đồng ý, trên cơ sở những điều kiện sau:
- Là tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc có tư cánh pháp nhân nhưng không đầy đủ đang chịu sự chi phối trực tiếp của đơn vị/doanh nghiệp có công đoàn cơ sở.
- Công đoàn cơ sở cớ nhu cầu thành lập công đoàn cơ sở thành viên.
b. Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở thành viên
Công đoàn cơ sở chỉ đạo trực tiếp, toàn diện đối với công đoàn cơ sở thành viên và phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn cho công đoàn cơ sở thành viên. việc phân cấp được thể hiện trong quy chế hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở.
4. Công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận
Công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận là cơ cấu tổ chức trung gian của công đoàn cơ sở, do công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn quyết định thành lập, giải thể và chỉ đạo hoạt động.
a. Điều kiện thành lập:
Việc thành lập công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận căn cứ vào các yếu tố sau:
- Đơn vị, doanh nghiệp có cơ cẩu tổ chức theo chuyên môn, nghiệp vụ hoặc xản xuất kinh doanh mà ở đó có sự độc lập tương đối của tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: Xí nghiệp, phân xưởng, phòng, ban…
- Có số lượng đoàn viên đủ lớn để có thể thành lập các tổ công đoàn thuộc cơ cấu tổ chức bên dưới của công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có nhu cầu cơ cấu tổ chức công đoàn bộ phận để làm đầu mối chỉ đạo hoạt động.
b. Nhiệm vụ
Công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cơ sở thành viên trực tiếp chỉ đạo, giao một số nhiệm vụ, quyền hạnh cho công đoàn bộ phận. Việc chỉ đạo, phân cấp quản lý được thể hiện trong quy chế hoạt động của công đoàn cơ sở
5. Tổ công đoàn, nghiệp đoàn
Tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn là đơn vị tổ chức nhỏ nhất thuộc cơ cấu tổ chức của cấp cơ sở, do công đoàn cơ sở, hoặc công đoàn cơ sở thành viên thành lập và chỉ đạo hoạt động
Nhiệm vụ của tổ công đoàn, nghiệp đoàn do công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận giao và trực tiếp chỉ đạo thực hiện.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, NGHIỆP ĐOÀN
Điều 188 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động: "Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức".
Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tế hoạt động công đoàn trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn được Điều lệ của Công đoàn Việt Nam quy định. Tuỳ theo đặc điểm của loại hình công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn mà các nhiệm vụ có thể thay đổi cho phù hợp. Tựu chung, mỗi loại hình công đoàn cơ sở có 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Nhóm nhiệm vụ thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích. Nhóm nhiệm vụ thực hiện chức năng tham gia quản lý. Nhóm nhiệm vụ thực hiện chức năng tuyên truyền giáo dục. Nhóm nhiệm vụ xây dựng tổ chức công đoàn.
Nhiệm vụ cụ thể của loại hình công đoàn cơ sở được nêu cụ thể trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động đối với công đoàn cơ sở.
Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp
a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học-kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
b. Tham gia kiểm tra giám sát việc thi hành chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
c. Phối hợp với thủ trưởng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động (đối với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập) ở cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thay mặt người lao động xây dựng, thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật (đối với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập). Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động. Đề xuất với thủ trưởng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của công nhân viên chức, lao động; tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong công nhân, viên chức, lao động.
d. Tổ chức vận động công nhân, viên chức, lao động trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị; cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm năng cao chất lượng, hiệu quả công tác
đ. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
e. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và tổ chức Công đoàn.
Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp
a. Đại diện tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể; phối hợp với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ, mở hội nghị người lao động; xây dựng, ký kết quy chế phối hợp hoạt động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động.
b. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ lao động và công đoàn; tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp; xây dựng các nội quy, quy chế có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động.
c. Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở, tổ chức và lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.
d. Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động; báo cáo, cung cấp thông tin và tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phát triển sản xuất, kinh doanh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động; vận động người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
e. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
g. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng.
h. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và tổ chức Công đoàn.
3. Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở khu vực hợp tác xã
a. Giám sát ban quản trị thực hiện chế độ, chính sách, phân phối thu nhập, lợi nhuận đối với xã viên; đại diện người lao động xây dựng, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể; hướng dẫn người lao động (không phải là xã viên) giao kết hợp đồng lao động.
b. Tham gia với ban quản trị để có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc nâng cao thu nhập, đời sống, phúc lợi của xã viên và người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động; thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở về tổ chức và lãnh đạo đình công; vận động xã viên và người lao động tham gia các hoạt đông xã hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn.
c. Tuyên truyền, phổ biến, vận động xã viên, người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, nghị quyết đại hội xã viên và điều lệ hợp tác xã.
d. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng.
g. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và tổ chức Công đoàn.
4. Nhiệm vụ của nghiệp đoàn
a. Tuyên truyền, phổ biến, vận động xã viên, người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá. Phổ biến, hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động.
b. Đại diện đoàn viên nghiệp đoàn quan hệ với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên.
c. Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và đời sống. Đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
d. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng nghiệp đoàn vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
e. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và tổ chức Công đoàn.
Hôm nay : 1616
Tháng này : 52019