Phụ nữ Việt Nam có vị trí, vai trò to lớn trong gia đình Việt Nam và trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước; đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động (gọi tắt là lao động nữ) là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn; chiếm trên 50% tổng dân số cả nước, là lực lượng lao động xã hội đông đảo, góp phần quan trọng cho sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Lao động nữ cùng với lực lượng lao động cả nước đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, góp phần vào quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, đội ngũ lao động nữ ngày càng được nâng cao chất lượng và bình đẳng trong xã hội
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NỮ CNVCLĐ
1. Đảng, Nhà nước, Công đoàn với công tác vận động nữ CNVCLĐ
- Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật Công đoàn năm 2012.
- Nghị quyết số 152/NQ-TW ngày 10-1-1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa III quy định: Đảng Đoàn Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) chịu trách nhiệm chính đối với công tác vận động công nhân, viên chức, lao động nữ.
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Nghị quyết số 20-NQ-TW ngày 28-01-2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Nghị quyết số 6b/NQ-TLĐ ngày 29-1-2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X về “Công tác vận động công nhân, viên chức, lao động nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 /10/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ;
- Quyết định số 688/QĐ-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ của Liên Hợp quốc.
- Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”.
- Nghị quyết 12b/NQ-BCH ngày 12/7/2017 Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Khóa XI) về Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước;
- Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới;
- Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam;
- Nghị quyết Đại hội XVIII Công đoàn Hà Tĩnh và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội;
- Chương trình hành động số 05 /CTr-LĐLĐ ngày 10/7/2018 của LĐLĐ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số, sức khỏe trong tình hình mới.
2. Công đoàn Việt Nam đối với công tác vận động lao động nữ
Kể từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam luôn coi công tác nữ công là một nội dung quan trọng, không thể tách rời các mặt hoạt động của tổ chức công đoàn, với trách nhiệm chủ yếu sau:
- Công đoàn có trách nhiệm nâng cao trình độ mọi mặt cho lao động nữ, nhằm tạo điều kiện để chị em phát huy vị trí, vai trò, năng lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng đòi hỏi thực tế của công nhân, viên chức, lao động nữ, công đoàn luôn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nữ công.
- Ban Nữ công Công đoàn các cấp là ban tham mưu cho ban chấp hành công đoàn, là tổ chức của giới nữ trong tổ chức công đoàn, thực hiện quyền đại diện cho lao động nữ trong việc tham gia với công đoàn và chính quyền cùng cấp bàn bạc, giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ và trẻ em.
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ CỦA BAN NỮ CÔNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
1. Công tác tổ chức Ban Nữ công
a. Các công đoàn cơ sở có từ 10 nữ đoàn viên trở lên thì thành lập Ban nữ công quần chúng. Ban nữ công quần chúng do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định thành lập và chỉ định các thành viên.
b. Số lượng thành viên Ban Nữ công quần chúng do BCH công đoàn cùng cấp quyết định nhưng tối đa không vượt quá 2/3 số lượng ủy viên BCH công đoàn cùng cấp. Những cơ sở có dưới 10 nữ đoàn viên thì phân công một đồng chí trong ban chấp hành phụ trách công tác nữ công (không thành lập Ban nữ công quần chúng).
- Ban nữ công quần chúng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BCH công đoàn cùng cấp và sự chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ của ban nữ công cấp trên. BCH công đoàn phân công 01 nữ ủy viên ban thường vụ, hoặc ủy viên ban chấp hành phụ trách ban nữ công hoặc trực tiếp làm trưởng ban nữ công.
- Ban Nữ công công đoàn cơ sở gồm: 1 trưởng ban, 1 hoặc 2 phó ban (tùy thuộc số lượng tổ, nhóm nữ công, tính chất phân tán). Trưởng ban nữ công là ủy viên thường vụ hoặc ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở; những cơ sở có tỷ lệ nữ cao thì nhất thiết phải có cán bộ công đoàn chủ chốt là nữ.
- Các công đoàn bộ phận có nhiều lao động nữ (từ 10 người trở lên) thì thành lập tiểu ban nữ công công đoàn bộ phận. Những công đoàn bộ phận lớn, phân tán hoặc tập trung đông nữ thì số lượng tiểu ban nữ công có thể từ 3 đến 5 người. Trưởng tiểu ban nữ công đoàn bộ phận là (nữ) ủy viên ban chấp hành công đoàn bộ phận.
- Tổ, nhóm nữ công đoàn thành lập ở tổ công đoàn, có từ 3 nữ đoàn viên trở lên (trường hợp số lượng ít hơn có thể thành lập tổ nữ công sinh hoạt ghép).
2. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ nữ công
Cán bộ nữ công cần phải bảo đảm tiểu chuẩn cơ bản sau:
- Có nhiệt tình, năng lực và phẩm chất tốt, có tinh thần gương mẫu.
- Có kinh nghiệm tổ chức, vận động quần chúng, được lao động nữ tín nhiệm.
- Hiểu biết nhất định về pháp luật lao động nữ nói chung, chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ nói riêng.
- Quan tâm đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, thiết tha với sự nghiệp bình đẳng giới, có trách nhiệm, bản lĩnh, dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi, lợi ích của công nhân, viên chức, lao động, có ý chí phấn đấu vươn lên.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của Ban Nữ công quần chúng
a) Nhiệm vụ của Ban nữ công quần chúng
- Tham mưu giúp BCH Công đoàn cùng cấp xây dựng chương trình, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động triển khai công tác nữ công trong nhiệm kỳ và hàng năm.
+ Chịu trách nhiệm trước ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn cơ sở về hoạt động của Ban nữ công.
+ Phân công các ủy viên Ban nữ công phụ trách từng mảng công việc theo chương trình, kế hoạch công tác cả nhiệm kỳ, của năm công tác đã được ban chấp hành công đoàn cơ sở thông qua.
+ Nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình hoạt động cụ thể và tổ chức triển khai các nội dung hoạt động đã được duyệt tới từng tổ, nhóm nữ công.
- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ đoàn viên, người lao động và phản ánh, đề xuất, kiến nghị với ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
- Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, lao động nữ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động.
- Phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên nữ ưu tú để giới thiệu cho BCH công đoàn trong quá trình tham gia công tác quy hoạch, đào tạo, xem xét giới thiệu bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo các cấp.
- Đại diện cho nữ đoàn viên, người lao động tham gia các tổ chức hợp pháp có liên quan đến lao động nữ và trẻ em, dân số, gia đình, bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ.
- Tuyên truyền giáo dục nữ đoàn viên, người lao động về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và những nội dung có liên quan đến lao động nữ nói riêng.
- Tổ chức phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động. Vận động nữ đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do công đoàn phát động.
- Tổng hợp và gửi báo cáo kết quả hoạt động công tác nữ công theo đúng yêu cầu của công đoàn cơ sở và Ban nữ công cấp trên.
- Tổ chức sơ, tổng kết và đề nghị khen thưởng những cá nhân và tập thể nữ hoạt động tốt.
b) Quyền hạn của Ban Nữ công quần chúng
- Đại diện lao động nữ tham gia các hội đồng tư vấn ở cơ sở liên quan đến lao động nữ và trẻ em.
- Được dự các buổi họp do Ban Nữ công cấp trên triệu tập.
- Được thay mặt công đoàn cơ sở làm việc với các phòng ban chức năng để tham gia, giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động nữ và trẻ em.
- Được đại diện cho lao động nữ ở cơ sở tham gia, đề xuất kiến nghị với người sử dụng lao động, với công đoàn cơ sở những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của lao động nữ.
c) Mối quan hệ của Ban nữ công công đoàn cơ sở
- Ban nữ công quần chúng tham mưu giúp việc cho ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở về công tác vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động; ban thường vụ và ban chấp hành công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban nữ công công đoàn cơ sở.
- Ban nữ công công đoàn cơ sở có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp với các ban khác của công đoàn cơ sở, nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động của Ban nữ công công đoàn cơ sở.
- Ban nữ công công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông tin báo cáo và chịu sự giám sát, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của ban nữ công công đoàn cấp trên và của ban chấp hành công đoàn cơ sở.
4. Kinh phí hoạt động nữ công
- Thông tư số 191/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ.
- Tại mục 3.7 Điều 6 Quyết định 1910/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 về việc ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở (nội dung chi tổ chức các hoạt động về giới và bình đẳng giới):
+ Chi cho các hoạt động tuyên truyền về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới các hoạt động về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình;
+ Hỗ trợ mua đồ dùng, thiết bị mẫu giáo, nhà trẻ tại đơn vị (nếu có);
+ Hỗ trợ đoàn viên và người lao động có con gửi nhà trẻ, học mẫu giáo;
+ Chi tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Ngày quốc tế Hạnh phúc 20/3, Ngày Dân số 26/12;
+ Chi hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Câu lạc bộ nữ công cơ sở, hội thi cán bộ nữ công giỏi, hội thi chuyên đề nữ công, phong trào thi đua giỏi việc nước, đảm việc nhà;
+ Chi hỗ trợ cho nữ có con dưới 36 tháng tuổi được công đoàn cơ sở cử tham gia các lớp đào tạo, tập huấn;
+ Chi khen thưởng con của đoàn viên công đoàn và người lao động đạt thành tích xuất sắc trong học tập;
+ Phối hợp tổ chức hoạt động nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu.
III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VẬN ĐỘNG LAO ĐỘNG NỮ CỦA BAN NỮ CÔNG CĐCS
1. Nội dung công tác vận động công nhân, viên chức, lao động nữ của công đoàn cơ sở
Nội dung công tác vận động công nhân, viên chức, lao động nữ phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm, điều kiện của đơn vị/doanh nghiệp và xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của lao động nữ.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác nữ công của công đoàn cơ sở cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
a)Tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho công nhân, viên chức, lao động nữ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, công tác bình đẳng giới
- Giáo dục truyền thống, phẩm chất phụ nữ Việt Nam, vận động nữ cán bộ công đoàn, lao động nữ rèn luyện theo tiêu chí của phụ nữ Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
- Giáo dục kiến thức văn hóa ứng xử gia đình và xã hội, về tình bạn, tình yêu. Tuyên truyền vận động phấn đấu xây dựng đơn vị/doanh nghiệp, gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa …
- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
- Động viên gia đình cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động nuôi dạy con ngoan, học giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế đơn vị/doanh nghiệp cho lao động nữ (trọng tâm là những vấn đề liên quan trực tiếp tới lao động nữ và trẻ em).
- Động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, viên chức, lao động nữ học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, viên chức, lao động nữ
- Hướng dẫn, giúp đỡ nữ công nhân, lao động ký giao kết hợp đồng lao động theo đúng quy định; đại diện cho nữ công nhân, lao động tham gia xây dựng thỏa ước lao động tập thể.
- Giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, những quy định liên quan đến lao động nữ và trẻ em (như: chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền công, làm thêm giờ, các chính sách thai sản…).
- Tham mưu công tác nhà trẻ, mẫu giáo: Đề xuất, kiến nghị trực tiếp tham gia tổ chức, quản lý tốt nhà trẻ, mẫu giáo trong đơn vị/doanh nghiệp (nếu có) để giúp lao động nữ có con nhỏ giảm bớt khó khăn, yên tâm làm việc.
- Phối hợp với y tế cơ quan có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người lao động. Quan tâm đến những chị em tích cực trong công tác, lao động sản xuất mà sức khỏe giảm sút.
- Đề xuất đối tượng nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để sử dụng, đề bạt vào các vị trí quản lý tương xứng.
- Đề xuất và tham gia với công đoàn, chuyên môn có những giải pháp tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ.
- Tổ chức và vận động lao động nữ tham gia các hoạt động xã hội liên quan tới giới nữ trong đơn vị/ doanh nghiệp và ngoài xã hội; các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tương thân tương ái, xây dựng các quỹ xã hội, nhân đạo, quỹ đền ơn đáp nghĩa…
c) Ban nữ công công đoàn cơ sở có trách nhiệm: Thường xuyên phát hiện những bất hợp lý về chính sách, pháp luật, tập hợp những ý kiến, nguyện vọng của lao động nữ để tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật, các nội quy, quy chế có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ.
d) Tổ chức và vận động lao động nữ CNVCLĐ tích cực tham gia các phong trào thi đua giới nữ, như: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” kết hợp với phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”, các phong trào thi đua chung của tổ chức công đoàn và xã hội như: Phong trào xanh- sạch- đẹp, bảo vệ môi trường, phong trào chống tệ nạn xã hội; phòng, chống HIV/AIDS…
Thực hiện quyền đại diện cho lao động nữ để tham gia xây dựng các chỉ tiêu thi đua, tiêu chuẩn bình xét thi đua khen thưởng gắn với đặc điểm điều kiện của lao động nữ ở cơ quan, đơn vị/doanh nghiệp. Tổ chức sơ, tổng kết, động viên kịp thời phong trào thi đua trong lao động nữ.
2. Công tác cán bộ nữ
a) Tham mưu cho công đoàn cơ sở tuyên truyền, phổ biến và quán triệt tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Tổng Liên đoàn và công tác cán bộ nữ trong toàn thể cán bộ đoàn viên và người lao động.
b) Tham gia với cấp ủy Đảng (nơi có tổ chức cơ sở Đảng) trong công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng chương trình đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ.
- Lựa chọn để giới thiệu những lao động nữ đủ năng lực, tiêu chuẩn tham gia bộ máy lãnh đạo các cấp.
- Đề xuất, kiến nghị với chính quyền các cấp có những cơ chế tạo điều kiện khuyến khích tài năng sáng tạo nữ.
- Động viên lao động nữ tự tin, chủ động khắc phục khó khăn để phấn đấu không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt, vươn lên lao động giỏi, lao động sáng tạo với chất lượng hiệu quả cao trong công tác.
3. Củng cố kiện toàn tổ chức, cán bộ Ban nữ công quần chúng và các tổ, nhóm nữ công của công đoàn cơ sở
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ nữ công công đoàn cơ sở.
- Đề xuất chính sách, quy chế tạo điều kiện để cán bộ nữ công hoạt động.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện để cán bộ nữ phát triển, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở thường xuyên hoạt động của Ban nữ công, tổ, nhóm nữ công.
4. Phương pháp, hình thức hoạt động của Ban nữ công công đoàn cơ sở
4.1. Ban nữ công công đoàn cơ sở cần chú trọng, sử dụng phương pháp hoạt động chủ yếu sau:
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức Ban nữ công cơ sở, tổ, nhóm nữ công. Nâng cao kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng tổ chức hoạt động tổ nhóm, kỹ năng xây dựng chương trình công tác nữ công cơ sở…
- Tạo cơ chế phối hợp đồng thuận với bộ phận liên quan trong cơ quan, đơn vị/doanh nghiệp.
- Chú trọng công tác vận động, thuyết phục công nhân, viên chức, lao động nữ.
- Tổ chức mạng lưới hoạt động nữ công và chỉ đạo các mạng lưới trong Ban nữ công hoạt động.
- Hướng hoạt động của Ban nữ công công đoàn cơ sở vào đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thực, chính đáng của nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động.
- Ban nữ công công đoàn cơ sở phải xây dựng chương trình kế hoạch và duy trì sinh hoạt thường xuyên, đều đặn.
- Cán bộ nữ công phải sâu, sát lao động nữ, tạo được hạt nhân nòng cốt để nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn, thuận lợi của lao động nữ để tham mưu, đề xuất giải pháp kịp thời.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của Ban nữ công cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và tạo sức hấp dẫn, thu hút nhiều lao động nữ tự nguyện tham gia.
- Coi trọng công tác công đoàn trong tham gia chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, vận động giúp nhau trong chuyên môn nghề nghiệp và trong cuộc sống.
- Ban nữ công cần thường xuyên quan tâm đến công tác tham mưu cho công đoàn tổ chức sơ, tổng kết, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích, rút ra kinh nghiệm kịp thời những tồn tại, hạn chế, phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến.
4.2. Các hình thức hoạt động Ban nữ công công đoàn cơ sở
- Hình thức sinh hoạt định kỳ:
- Tổ chức các hoạt động mang tính giới nữ nhân dịp những ngày kỷ niệm của giới nữ trong năm như: Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3:
- Tổ chức tọa đàm, hội thảo hoặc nghe nói chuyện các chuyên đề.
- Tổ chức tham quan du lịch, trao đổi kinh nghiệm.
- Tổ chức các câu lạc bộ theo sở trường, chuyên môn…, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
- Tổ chức các hoạt động chuyên sâu nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, cính đáng cho lao động nữ…
. Tham khảo một số hình thức cụ thể như sau:
* Tổ chức hội thi đối với nữ CNVCLĐ
- Mục đích yêu cầu
+ Thông qua hội thi giúp cho nữ CNVCLĐ nâng cao nhận thức về chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó có thái độ hành vi đúng đắn trong học tập, lao động, công tác và trong cuộc sống hàng ngày.
+ Hội thi là môi trường, là cơ hội tốt nhất để nữ đoàn viên và lao động thể hiện khả năng của mình, tự khẳng định những thành tích, kết quả của quá trình học tập, công tác và rèn luyện trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
+ Khi tham gia hội thi, mỗi cá nhân sẽ nâng cao được lòng tự tin, tính tự chủ, tác phong nhanh nhẹn và khả năng ứng xử linh hoạt.
+ Thông qua kết quả của hội thi, mỗi cá nhân, đơn vị có thể rút kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời rèn luyện ý chí vươn lên, khơi dậy niềm say mê sáng tạo, tinh thần thi đua để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Việc tổ chức hội thi giúp công đoàn - Ban nữ công phát hiện chăm sóc bồi dưỡng cán bộ nữ trong đơn vị.
- Công tác chuẩn bị
+ Soạn thảo kế hoạch hội thi:
. Xác định về thời gian
. Định hướng chủ đề hội thi
. Giới thiệu nội dung, mục đích thi đến từng tổ công đoàn, tổ nữ công, nhất là những người trực tiếp tham gia hội thi
. Chọn địa điểm tổ chức hội thi phù hợp
. Các công đoàn bộ phận, tổ nữ công cử người dự thi
. Phổ biến điều lệ, qui định cụ thể của hội thi
. Dự kiến thời gian sơ khảo, chung khảo
. Dự trù kinh phí
+ Thành lập Ban tổ chức hội thi
Ban tổ chức bao gồm:
. Trưởng ban tổ chức chịu trách nhiệm điều hành chương trình và tổng kết kinh nghiệm.
. Hai phó ban: một người phụ trách nội dung, một người phụ trách cơ sở vật chất.
. Ban giám khảo: từ 3- 5 người, ngoài trưởng ban còn có phó ban và các thành viên phải là người có kiến thức về những vấn đề do hội thi yêu cầu.
. Chuẩn bị 2 người dẫn chương trình và thực hiện kịch bản đã được duyệt, tạo bầu không khí sôi động, tránh nhàm chán.
+ Triển khai ở các tổ, nhóm nữ công
- Tổ chức buổi công diễn hội thi
+ Tuyên truyền cho hội thi trên các phương tiện thông tin
+ Kiểm tra công tác chuẩn bị của các tổ, nhóm nữ công tham gia hội thi
+ Sắp xếp và thông báo chương trình hội thi
+ Chương trình khai mạc
. Khai mạc: Trưởng ban tổ chức (hoặc một người trong Ban tổ chức) tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố thành phần Ban Giám khảo; Tất cả thí sinh lần lượt được giới thiệu với khán giả; Tóm tắt vòng sơ khảo
. Động viên thí sinh bình tĩnh, tự tin, khiêm tốn học hỏi
. Trưởng Ban giám khảo thông báo thể lệ thi, biểu điểm chấm
. Thực hiện từng nội dung thi và chấm điểm công khai
- Hoạt động của Ban Giám khảo và tổ thư ký
- Tổng kết hội thi
Trưởng Ban giám khảo thay mặt Ban giám khảo, ban tổ chức nhận xét chung về thành tích hội thi
. Công bố kết quả và trao thưởng
. Ban nữ công họp với Ban tổ chức và các thành viên có liên quan để rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho các hội thi sau đạt kết quả cao hơn.
* Tổ chức hội thảo
- Ban nữ công hoặc ban tổ chức hội thảo cần thông báo nội dung hội thảo tới đoàn viên để họ chuẩn bị ý kiến, thu thập tư liệu hoặc viết bài tham gia hội thảo. Trong thông báo phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian tổ chức hội thảo.
- Ban tổ chức chuẩn bị báo cáo đề dẫn. Nội dung báo cáo này khái quát lý do tổ chức hội thảo, vấn đề cần xin ý kiến, những vấn đề cần thảo luận.
- Cấu trúc nội dung của buổi hội thảo
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
+ Giới thiệu người chủ trì hội thảo và thư ký ghi chép diễn biến của hội thảo.
+ Chủ trì hội thảo giới thiệu, điều khiển hội thảo
- Tổng kết hội thảo: khẳng định những vấn đề đã được thống nhất trong hội thảo, những kiến nghị, đề xuất từ hội thảo.
* Tổ chức câu lạc bộ
- Sơ lược về câu lạc bộ (CLB)
Câu lạc bộ là một loại hình hoạt động thiết thực, hiệu quả, có khả năng tập hợp và giáo dục đoàn viên, lao động trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục truyền thống.
Có thể nói hình thức sinh hoạt câu lạc bộ rất phong phú. Tuy nhiên đối với câu lạc bộ nữ công thường bao gồm các hình thức: CLB nữ công, CLB văn hóa thể thao, CLB gia đình văn hóa, CLB khoa học . . .
- Chức năng của câu lạc bộ
+ Chức năng giáo dục
+ Chức năng giao tiếp
+ Chức năng vui chơi giải trí
- Một số nội dung và hình thức chủ yếu trong sinh hoạt CLB
Nội dung:
+ Bồi dưỡng giáo dục nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho đoàn viên và lao động.
+ Trao đổi, nói chuyện về những thông tin khoa học
+ Cung cấp những thông tin về thành tựu khoa học, kiến thức mới ở Việt Nam và trên thế giới.
Về các nội dung, CLB nữ công có thể xây dựng nhiều chủ đề sinh hoạt khác nhau; các nội dung đó được thể hiện trong các buổi nói chuyện, tổ chức dưới dạng hội thảo, triển lãm, giới thiệu mô hình có hiệu quả.
+ Giáo dục lối sống văn hóa
- Hình thức chủ yếu trong sinh hoạt câu lạc bộ
+ Báo tường, giới thiệu mô hình
+ Đọc sách báo, tạp chí
+ Diễn đàn, đối thoại, hội thảo
+ Sinh hoạt văn nghệ - thể thao
+ Biểu diễn nghệ thuật – chiếu phim
+ Nói chuyện chuyên đề.
* Sinh hoạt chuyên đề:
Hình thức này nhằm giải quyết những vấn đề nổi cộm, ý kiến chưa thống nhất hoặc trao đổi, học tập kinh nghiệm một vấn đề gì đó. Sau khi tọa đàm, cần đạt được yêu cầu về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hy vọng dẫn đến những chuyển biến tốt về hành vi trong cuộc sống và công tác.
Nội dung sinh hoạt chuyên đề có thể là những vấn đề chuyên môn liên quan nhiều đến chị em, chẳng hạn:
- Những yếu tố cơ bản để cô giáo thành công trong nghề dạy học, kinh nghiệm phấn đấu trở thành cô giáo giỏi.
- Cô giáo với công tác chủ nhiệm, giáo dục học sinh nữ.
- Làm thế nào để duy trì số, hạn chế học sinh nữ bỏ học.
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lý trong ngày, trong tuần để giải quyết hài hòa việc trường, việc nhà cho nữ giáo viên.
- Phân công, sắp xếp lao động hợp lý trong gia đình để cô giáo có thời gian học tập nâng cao trình độ và nghỉ ngơi, thưởng thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ.
- Làm nàng dâu hiếu thảo
- Hạnh phúc của cặp vợ chồng trẻ.
- Nuôi con nhỏ.
- Chuẩn bị cho con vào lớp 1
- Bí quyết giữ hạnh phúc gia đình
- Bạn sẽ thành công trong kế hoạch hóa gia đình.
- “Công, dung, ngôn, hạnh” thời nay.
- Mẹ và con gái lớn.
- Kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, làm kinh tế gia đình
- v.v...
* Hình thức tâm sự, nói nhỏ
Khi một người trong tổ nữ công có tâm tư, vướng mắc, có khuyết điểm trong sinh hoạt đời thường vv..., tốt nhất nên dùng phương pháp tâm sự, “nói nhỏ” bảo nhau xuất phát từ sự thương yêu chân thành, muốn giúp nhau cùng tiến bộ. Tổ trưởng nữ công có thể trực tiếp hoặc phân công người có uy tín, có tình cảm với đương sự để trao đổi, góp ý kịp thời, nhẹ nhàng, tế nhị, tuyệt đối tính “đao to búa lớn”.
5. Nội dung, hình thức sinh hoạt tổ, nhóm nữ công
Tổ, nhóm nữ công là nền tảng cơ sở, nơi diễn ra các hoạt động cụ thể, quyết định hiệu quả hoạt động của Ban nữ công công đoàn cơ sở. Vì vậy, hoạt động của tổ, nhóm nữ công cần quan tâm đến nội dung và hình thức sau:
a) Nội dung sinh hoạt
- Trao đổi những kinh nghiệm, biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, sản xuất-kinh doanh của cơ quan, đơn vị/doanh nghiệp.
- Nắm bắt, tập hợp tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của lao động nữ để phản ánh, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết. Giúp đỡ, hỗ trợ chị em từng bước tháo gỡ những vướng mắc trong công tác sản xuất và công việc của gia đình.
- Tìm hiểu và đề xuất hình thức thiết thực để giúp đỡ đối tượng lao động nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tạo sự gắn kết bền vững, cộng đồng trách nhiệm trong tổ, nhóm nữ công.
- Kịp thời phổ biến, cập nhật những chế độ chính sách mới có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ.
- Tọa đàm, trao đổi kiến thức về nuôi dạy con, chăm sóc sức khỏe, giữ gìn hạnh phúc gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội… Tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
b) Hình thức sinh hoạt
- Tùy theo nội dung hoạt động cụ thể, mà tổ trưởng, nhóm trưởng nữ công quyết định hình thức sinh hoạt riêng tổ, nhóm nữ công hay sinh hoạt chung với tổ chuyên môn, tổ công đoàn.
- Nội dung sinh hoạt liên quan đến sản xuất, công tác thì nên lồng ghép sinh hoạt với tổ chức chuyên môn; nếu liên quan đến chế độ, chính sách lao động nữ thì nên sinh hoạt ghép với tổ công đoàn; nếu nội dung sinh hoạt về giới thì tổ chức sinh hoạt riêng.
- Cách thức sinh hoạt tổ, nhóm nữ công, thường sử dụng hình thức hỏi đáp, trao đổi là chính; nội dung cần đi thẳng vào những vấn đề cụ thể mà chị em đang quan tâm. Trường hợp tổ, nhóm nữ công không giải quyết được, phải ghi chép đầy đủ phản ánh lên Ban nữ công công đoàn cơ sở giải quyết và trực tiếp trả lời trong buổi sinh hoạt gần nhất.
- Thời lượng sinh hoạt tổ, nhóm nữ công phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và gắn trực tiếp với nhiệm vụ công tác, sản xuất-kinh doanh, cuộc sống hàng ngày của lao động nữ.
- Nếu có điều kiện, nên xây dựng lịch sinh hoạt cụ thể khả thi và duy trì đều đặn, tạo nền nếp trong tổ chức sinh hoạt nữ công.
IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Chủ động tham mưu, đề xuất nội dung công tác nữ công trong chương trình làm việc toàn khóa của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn nhiệm kỳ 2018 -2023; kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác nữ công đã nêu trong Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp và Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác nữ công.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 12b/NQ-BCH ngày 12/7/2017 về Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; thúc đẩy việc thành lập, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công công đoàn các cấp, trong đó chú trọng chỉ đạo các CĐCS và cấp trên trực tiếp cơ sở thành lập Ban Nữ công quần chúng ngay sau Đại hội để làm tốt vai trò tham mưu cho Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp về công tác vận động nữ CNVCLĐ và bình đẳng giới; tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động nữ công gắn liền với lợi ích của nữ đoàn viên, CNVCLĐ.
3. Tiếp tục thực hiện Kết luận 147/KL-BCH ngày 04/02/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH ngày 29/1/2011 về công tác vận động nữ CNVCLĐ và tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 12/KH-TLĐ ngày 30/3/2016 của Tổng Liên đoàn về bình đẳng giới giai đoạn 2016 -2020; tổng hợp, thống kê tình hình nữ cán bộ công đoàn, cán bộ làm công tác nữ công sau Đại hội công đoàn các cấp; bồi dưỡng, tập huấn nội dung về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt công đoàn, cán bộ nữ công công đoàn.
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ, chú trọng việc phát triển phong trào ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; quan tâm bồi dưỡng, khen thưởng đối tượng lao động trực tiếp tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện phong trào.
4. Tích cực phối hợp với các ban, ngành liên quan kiểm tra giám sát đảm bảo việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ; triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 09-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường lớp mầm non ở các KCN, KCX và tiếp tục tham gia triển khai thực hiện giai đoạn 2 Đề án 404 của Thủ tướng Chính phủ “Hỗ trợ nhóm trẻ độc lập tư thục tại khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020”, nắm tình hình về vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo và tham mưu việc tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo trong thiết chế công đoàn tại KCN, KCX; vận động ủng hộ đồ dùng thiết bị học tập cho nhà trẻ, mẫu giáo phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.
5. Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH TW (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới; tuyên truyền về “Dân số và phát triển” trong CNVCLĐ gắn với phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tập trung truyền thông, tư vấn và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tiếp tục triển khai mô hình “Sức khỏe của bạn”, chú trọng tư vấn tiền hôn nhân, thực hiện tốt KHHGĐ sinh đủ 2 con để nuôi dạy cho tốt, vận động lắp đặt phòng vắt trữ sữa tại doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp để góp phần chăm sóc sức khỏe cho CNLĐ.
6. Tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp với Hội phụ nữ cùng cấp, là đầu mối triển khai, lồng ghép các hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp vào công tác nữ công nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ công nhân lao động theo tinh thần Chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn với Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam (số 905/CTPH-TLĐ-HLHPN ngày 09/6/2017), gắn với thực hiện Thông báo Kết luận 22- KL/TW ngày 11/4/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X và Công văn số 1068/ĐCT-TC ngày 11/12/2017 của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam về việc tổ chức Hội cơ sở.
7. Tổ chức các hoạt động truyền thông, thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ và đẩy mạnh các hoạt động xã hội trong nữ CNVCLĐ nhân các ngày kỷ niệm liên quan đến phụ nữ như Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Ngày Dân số thế giới (11/7), Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động Vì trẻ em (01/6 - 30/6), Tết Trung thu (15/8 âm lịch), Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 - 15/12); Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ và trẻ em gái (25/11)...Tùy theo điều kiện địa phương, đơn vị có thể phối hợp cơ quan ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động thiết thực như hội nghị, hội thảo, hội thi, diễn đàn, tuyên truyền về những quy định pháp luật liên quan về Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, hôn nhân gia đình, dân số-sức khỏe sinh sản, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tuyên truyền về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em...; tham mưu phối hợp tổ chức các hoạt động như: trại hè, biểu dương, khen thưởng gia đình CNVCLĐ, trẻ em vượt khó, học giỏi...
8. Phối hợp tiếp tục triển khai các hoạt động thường niên của Quỹ và Chương trình “Vì trái tim và nụ cười trẻ thơ” giai đoạn 2014-2018, các hoạt động xã hội nhằm chăm lo đời sống, việc làm cho nữ đoàn viên, CNVCLĐ.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 196/HD-TLĐ |
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN KHEN THƯỞNG
PHONG TRÀO THI ĐUA “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ”
Căn cứ Quyết định số 1564/QĐ-TLĐ ngày 21/12/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vềviệc “Ban hành Quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn”;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Giỏi việc nước, đảm việc nhà trong nữ công nhân, viên chức, lao động”, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn xét tặng Cờ, Bằng khen chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây viết tắt là Cờ, Bằng khen chuyên đề) như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG KHEN THƯỞNG CHUYÊN ĐỀ
1. Cờ chuyên đề
- Công đoàn cơ sở; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2. Bằng khen chuyên đề
Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cá nhân thuộc các đơn vị này
II. NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÉT KHEN THƯỞNG CHUYÊN ĐỀ
1. Thi đua lao động, công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị.
2. Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, rèn luyện sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
3. Tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con khỏe, ngoan, học giỏi thành đạt; gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
4. Tích cực tham gia các hoạt động công đoàn, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, phòng chống các tệ nạn xã hội.
5. Có sáng tạo trong chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên tham gia góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
III. TIÊU CHUẨN TẶNG CỜ VÀ BẰNG KHEN CHUYÊN ĐỀ
1. Cờ chuyên đề
Cờ chuyên đề xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn sau:
- Trong khoảng thời gian 5 năm tính đến năm đề nghị khen thưởng đã được tặng Cờ toàn diện hoặc chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, Ngành và tương đương.
- Được lựa chọn là đơn vị tiêu biểu, xuất sắc trong số các công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thành tích cao trong công tác tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, có số điểm đạt từ 95 điểm trở lên theo bảng chấm điểm thi đua chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
- Có đăng ký thi đua từ đầu năm.
2. Bằng khen chuyên đề
2.1. Bằng khen chuyên đề xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn sau:
- Trong khoảng thời gian 5 năm tính đến năm đề nghị khen thưởng đã được tặng Cờ, Bằng khen toàn diện hoặc chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, Ngành và tương đương.
- Được lựa chọn là đơn vị tiêu biểu, xuất sắc trong số các công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thành tích cao trong công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; có số điểm đạt từ 90 điểm trở lên theo bảng chấm điểm thi đua chuyên đề “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
2.2. Bằng khen chuyên đề xét tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn sau:
- Có hai năm liên tục (tính cả năm đề nghị khen thưởng) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc trong thời gian đó có sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc con đạt giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên và tương đương.
- Trong khoảng thời gian 5 năm tính đến năm đề nghị khen thưởng, đã được tặng Bằng khen toàn diện hoặc chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, Ngành và tương đương.
- Được lựa chọn là người tiêu biểu nhất trong số những cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà’’ của đơn vị.
- Có đăng ký thi đua từ đầu năm.
IV. ĐĂNG KÝ THI ĐUA, SỐ LƯỢNG, THỦ TỤC, HỒ SƠ KHEN THƯỞNG
1. Đăng ký thi đua
- Hàng năm, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chỉ đạo các đơn vị tổ chức cho các tập thể và cá nhân đăng ký thi đua thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
- Đăng ký thi đua tặng Cờ, Bằng khen của Tổng Liên đoàn (qua Ban Nữ công) trước ngày 28/2 hằng năm. Yêu cầu ghi rõ tên tập thể, cá nhân theo số lượng Cờ, Bằng khen chuyên đề quy định tại mục 2 phần IV hướng dẫn này.
2. Số lượng Cờ, Bằng khen chuyên đề
2.1. Số lượng Cờ: Không quá 50 Cờ/năm.
Mỗi Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn được đề nghị xét tặng 01 Cờ. Riêng Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được đề nghị xét tặng 02 Cờ.
Ban Nữ công Tổng Liên đoàn tổng hợp, xét chọn không quá 50 tập thể xuất sắc (ưu tiên tập thể công đoàn cơ sở), trình Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng Liên đoàn (qua Ban Chính sách Kinh tế - Xã hội và Thi đua khen thưởng) xét duyệt tặng Cờ theo phân bổ như sau:
- Công đoàn cơ sở: 40 Cờ
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: 10 Cờ
2.2. Số lượng Bằng khen: Không quá 300 Bằng khen/ năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có dưới 100.000 đoàn viên được đề nghị xét tặng 02 Bằng khen tập thể, 01 Bằng khen cá nhân; có từ 100.000 đoàn viên trở lên được đề nghị xét tặng 02 Bằng khen tập thể, 02 Bằng khen cá nhân. Riêng Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được đề nghị xét tặng 03 Bằng khen tập thể và 03 Bằng khen cá nhân.
Ban Nữ công Tổng Liên đoàn tổng hợp, xét chọn không quá 300 tập thể, cá nhân xuất sắc (ưu tiên tập thể công đoàn cơ sở và cá nhân là nữ công nhân lao động trực tiếp sản xuất), trình Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng Liên đoàn (qua Ban Chính sách Kinh tế - Xã hội và Thi đua khen thưởng) xét duyệt tặng Bằng khen theo phân bổ như sau:
- Công đoàn cơ sở: 150 Bằng khen
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: 30 Bằng khen
- Cá nhân: 120 Bằng khen
3. Hồ sơ khen thưởng
3.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (mẫu số 01), kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng (mẫu số 02);
3.2. Tóm tắt thành tích tập thể, cá nhân đề nghị tặng Cờ thi đua và Bằng khen (mẫu số 03);
3.3. Báo cáo thành tích của tập thể đề nghị tặng Cờ (mẫu số 04);
3.4. Bảng chấm điểm thi đua chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” công đoàn cơ sở (mẫu số 05); Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (mẫu số 06).
4. Thời hạn trình Tổng Liên đoàn xét khen thưởng
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gửi về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (qua Ban Nữ công).
- Thời hạn nhận hồ sơ và xét khen thưởng:
+ Đợt 1: Nhận hồ sơ trước ngày 20/12 của năm đề nghị khen thưởng. Xét và ra quyết định khen thưởng sau ngày 10/01 của năm liền kề.
+ Đợt 2: Nhận hồ sơ trước ngày 10/02; Xét và ra quyết định khen thưởng sau ngày 25/02 của năm liền kề năm đề nghị khen thưởng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Căn cứ hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cụ thểhóa nội dung, tiêu chuẩn thi đua cho phù hợp với đặc điểm của ngành, địa phương, cơ sở gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết và tổng kết phong trào, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ở cấp mình.
- Lựa chọn các tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xét tặng Cờ, Bằng khen.
Trên đây là Hướng dẫn khen thưởng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, thay thế Hướng dẫn số 1270/HD-TLĐ ngày 05/8/2011 của Tổng Liên đoàn. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, phản ánh kịp thời về Tổng Liên đoàn (qua Ban Nữ công).
Nơi nhận: - ĐCT Tổng Liên đoàn; - Hội đồng TĐ-KT Tổng Liên đoàn; - Các LĐLĐ tỉnh, TP; - CĐ ngành TW; - CĐ TCT trực thuộc TLĐ; - Các ban, đơn vị trực thuộc TLĐ - Lưu: NC, VP. |
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Thu Hồng |
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
||
Số: 2056/HD-TLĐ |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016 |
|
|
HƯỚNG DẪN
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHEN THƯỞNG PHONG TRÀO THI ĐUA
"GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ"
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về "Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Giỏi việc nước, đảm việc nhà trong nữ công nhân, viên chức, lao động"; Quyết định số 1564/QĐ-TLĐ ngày 21/12/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc "Ban hành Quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn"; Văn bản số 1217/HD-TLĐ ngày 11/8/2016 hướng dẫn thực hiện quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn, để công tác khen thưởng phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" phù hợp với qui chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn, Tổng Liên đoàn sửa đổi, bổ sung và làm rõ một số nội dung trong Hướng dẫn196/HD-TLĐ ngày 12/02/2015 về khen thưởng phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" như sau:
I. Hướng dẫn sửa đổi và làm rõ mục I Hướng dẫn 196 về đối tượng khen thưởng chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"
1. Đối tượng khen thưởng:
- Cờ chuyên đề: Công đoàn cơ sở; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thành tích xuất sắc trong việc chỉ đạo phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
- Bằng khen chuyên đề:
+ Công đoàn cơ sở; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thành tích xuất sắc trong việc chỉ đạo phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
+ Cá nhân thuộc các đơn vị trên đạt các tiêu chí khen thưởng phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
2. Trong một năm công tác, một đối tượng có thể được nhiều cấp ra quyết định khen thưởng với các danh hiệu và hình thức khác nhau nhưng trong một cấp quyết định khen thưởng, khi đã được khen thưởng toàn diện thì không được khen thưởng chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" và ngược lại (Trừ khen thưởng vào dịp sơ, tổng kết phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" theo Kế hoạch của Tổng Liên đoàn hoặc khen thưởng đột xuất).
3. Khen thưởng chuyên đề thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" được xét cho cả các cá nhân có hoàn cảnh gia đình khác nhau: Đã lập gia đình hoặc đơn thân nuôi con một mình; sống độc thân hoặc với cùng bố, mẹ, người thân; chưa có hộ khẩu thường trú tại địa phương... nhưng phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản tại mục II Hướng dẫn này.
4. Không xét khen thưởng thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" cho trường hợp mới tuyển dụng dưới 10 tháng hoặc nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên hoặc bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trởlên. Riêng đối với nữ CNVCLĐ nghỉ thai sản, thời gian nghỉ thai sản theo quy định vẫn được xét khen thưởng phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
II. Bổ sung mục II Hướng dẫn 196 về nội dung và các tiêu chí cơ bản để xét khen thưởng chuyên đề
Bổ sung nội dung và các tiêu chí cơ bản để xét khen thưởng chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" đối với nữ công nhân, lao động khu vực ngoài nhà nước như sau:
1. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội qui của doanh nghiệp; qui định của địa phương nơi cư trú; tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn cơ sở tại đơn vị, doanh nghiệp;
2. Hoàn thành tốt công việc được giao; tích cực học tập nâng cao trình độ, tay nghề;
3. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, không có bạo lực gia đình, nuôi dạy con khỏe, ngoan, tích cực học tập hoặc sắp xếp, giữ gìn nơi ở sạch và gọn gàng, ngăn nắp, có ý thức tôn trọng, đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ với các thành viên cùng chung sống.
Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước căn cứ vào hướng dẫn tại mục này, tự xây dựng tiêu chí xét khen thưởng phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" phù hợp với đặc thù của đơn vị, doanh nghiệp để thực hiện.
III. Sửa đổi, bổ sung toàn bộ mục III Hướng dẫn 196 về tiêu chuẩn tặng cờ và bằng khen chuyên đề
1. Cờ chuyên đề
Cờ chuyên đề xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn sau:
- Trong khoảng thời gian 5 năm tính đến năm đề nghị khen thưởng đã được tặng Cờ toàn diện hoặc chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và tương đương trở lên.
- Được lựa chọn là đơn vị tiêu biểu, xuất sắc trong số các công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thành tích cao trong công tác tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" có số điểm đạt từ 95 điểm trở lên theo bảng chấm điểm thi đua chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
- Có đăng ký thi đua từ đầu năm.
2. Bằng khen chuyên đề
2.1 Bằng khen chuyên đề xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn sau:
- Trong khoảng thời gian 5 năm tính đến năm đề nghị khen thưởng đã được tặng Cờ, Bằng khen toàn diện hoặc chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và tương đương trở lên.
- Được lựa chọn là đơn vị tiêu biểu, xuất sắc trong số các công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thành tích cao trong công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"; có số điểm đạt từ 90 điểm trở lên theo bảng chấm điểm thi đua chuyên đề " Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
2.2 Bằng khen chuyên đề xét tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn sau:
- Có hai năm liên tục (tính cả năm đề nghị khen thưởng) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc trong thời gian đó có sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc con đạt giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên và tương đương.
- Trong khoảng thời gian 5 năm tính đến năm đề nghị khen thưởng, đã được tặng Bằng khen toàn diện hoặc chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và tương đương trở lên.
- Được lựa chọn là người tiêu biểu nhất trong số những cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" của đơn vị.
2.3. Cờ chuyên đề và Bằng khen chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" của Tổng Liên đoàn xét tặng cho các Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và cá nhân đạt các tiêu chí theo quy định tại mục II Hướng dẫn 196/HD-TLĐ ngày 12/02/2015 hoặc quy định tại mục II Hướng dẫn này.
2.4. Không xét tặng Bằng khen chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" cho Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành địa phương có số lượng dưới 10 đoàn viên.
2.5. Hàng năm CĐCS tổ chức khen thưởng, biểu dương cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào. Tỷ lệ cá nhân được biểu dương, khen thưởng không quá 30% tổng số nữ đoàn viên công đoàn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, lưu ý ưu tiên đối tượng lao động nữ trực tiếp tại doanh nghiệp.
IV. Sửa đổi mục IV Hướng dẫn 196 về đăng ký thi đua, số lượng, thủ tục, hồ sơ khen thưởng
1. Sửa đổi điểm 1 về đăng ký thi đua
Đăng ký thi đua tặng Cờ của Tổng Liên đoàn LĐVN (qua Ban Nữ công) trước ngày 01/3 hàng năm.
2. Sửa đổi điểm 4 về thời hạn trình Tổng Liên đoàn xét khen thưởng
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng chuyên đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" gửi về Tổng Liên đoàn LĐVN (qua Ban Nữ công) từ ngày 15 tháng 11 (của năm đề nghị khen thưởng) đến trước ngày 15 tháng 03 (của năm liền kề);
- Riêng đối với khối trường học: Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo năm học gửi về Tổng Liên đoàn từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 10 hàng năm.
Trên đây là một số nội dung sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khen thưởng phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" trong nữ CNVCLĐ. Các nội dung khác vẫn thực hiện theo Hướng dẫn196/HD-TLĐ ngày 12/02/2015 của Tổng Liên đoàn.
Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: - ĐCT Tổng Liên đoàn; - Hội đồng TĐ-KT Tổng Liên đoàn; - Các LĐLĐ tỉnh, TP; - CĐ ngành TW; - CĐ TCT trực thuộc TLĐ; - Các ban, đơn vị trực thuộc TLĐ - Lưu: NC, VP. |
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Thu Hồng |
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM Số: 2443 /HD-TLĐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN
Khen thưởng các chuyên đề
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 2106/QĐ-TLĐ ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc “Ban hành Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn”;
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hướng dẫn Khen thưởng các chuyên đềnhư sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Cờ thi đua chuyên đề của Tổng Liên đoàn
- Hằng năm, Tổng Liên đoàn xét khen thưởng Cờ thi đua cho các chuyên đề gồm: Chuyên đề "Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động", "Văn hoá, Thể thao”, “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” và các chuyên đề khác theo chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Đối tượng được xét tặng Danh hiệu “Cờ thi đua chuyên đề của Tổng Liên đoàn” hàng năm gồm: Công đoàn cơ sở; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Hằngnăm, mỗi Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được đề nghị xét tặng không quá 01 Cờthi đua của Tổng Liên đoàn cho mỗi chuyên đề. Riêng đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương có từ 1.800 Công đoàn cơ sở trở lên được đề nghị xét tặng không quá 02 cờ cho mỗi chuyên đề, Tổng số cờ trong một năm không quá 50 cờ cho mỗi chuyên đề.
- Số lượng Cờ thi đua được phân bổ cho mỗi chuyên đề như sau:
+ Không quá 10 cờ cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
+ Không quá 40 cờ cho Công đoàn cơ sở.
- Điều kiện để xét khen thưởng Cờ thi đua chuyên đề:
+ Có số điểm đạt từ 96 điểm trở lên theo Bảng chấm điểm thi đua của từng chuyên đề dành cho Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
+ Có đăng ký thi đua từ đầu năm.
2. Bằng khen chuyên đề của Tổng Liên đoàn
- Hằng năm, Tổng Liên đoàn xét tặng Bằng khen cho các chuyên đề gồm: Chuyên đề "Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động", "Văn hoá, Thể thao”, “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” và các chuyên đề khác theo chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Đối tượng được xét tặng Bằng khen chuyên đề hàng năm gồm: Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cá nhân thuộc các đơn vị này.
- Số lượng Bằng khen chuyên đề xét tặng hàng năm:
+ Tổng Liên đoàn xét tặng Bằng khen chuyên đề cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong số các tập thể, cá nhân được các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương đề nghị. Tổng số Bằng khen trong một năm không quá 300 bằng khen cho một chuyên đề.
+ Hằng năm, mỗi Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được đề nghị xét tặng không quá 04 Bằng khencho mỗi chuyên đề; riêng đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đươngcó từ 100.000 đến dưới 500.000 đoàn viên được đề nghị xét tặng không quá 06 Bằng khen; từ 500.000 đoàn viêntrở lên được đề nghị xét tặng không quá 08 Bằng khen.
- Số lượng Bằng khen được phân bổ cho mỗi chuyên đề như sau:
+ Không quá 150 Bằng khen cho Công đoàn cơ sở.
+ Không quá 150 Bằng khen cho cá nhân.
- Điều kiện để xét khen thưởng Bằng khen chuyên đề:
+ Có số điểm đạt từ 90 điểm trở lên theo Bảng chấm điểm thi đua của từng chuyên đề dành cho Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
+ Có đăng ký thi đua từ đầu năm.
3. Phát động thi đua, đăng ký thi đua
Hàng năm, các cấp Công đoàn tổ chức phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua đối với từng chuyên đề và gửi bản đăng ký thi đua về Công đoàn cấp trên trực tiếp.
Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn gửi bản đăng ký thi đua của các chuyên đề về Tổng Liên đoàn (qua Ban theo dõi chuyên đề) trước ngày 01 tháng 3 hàng năm.
II. TIÊU CHUẨN
1. Chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động"
1.1. Tiêu chuẩn khen thưởng Cờ thi đua chuyên đề “ Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Tổng Liên đoàn
1.1.1. Đối với Công đoàn cơ sở (đơn vị)
- Đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong số các Công đoàn cơ sở vững mạnh vàdẫn đầu phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của ngành, địa phương.Ưu tiên xét khen thưởng đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp.
- Không có tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động chết người; không có cháy nổ nghiêm trọng; không tăng thêm số người mắc bệnh nghề nghiệp so với năm trước.
1.1.2. Đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
- Đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong số các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và dẫn đầuphong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của ngành, địa phương.
1.2.Tiêu chuẩn khen thưởng Bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Tổng Liên đoàn
1.2.1. Đối với Công đoàn cơ sở (đơn vị)
- Đạt thành tích thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của ngành, địa phương.Ưu tiên xét khen thưởng đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp.
- Công đoàn cơ sở thuộc các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ và Điều 8 Thông tư số 07/2016/TTBLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh): Tai nạn lao động giảm so với năm trước và không có tai nạn lao động chết người, cháy nổ nghiêm trọng; không tăng thêm số người bị mắc bệnh nghề nghiệp.
-Hai năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tính cả năm đề nghị khen thưởng); năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen thưởng Bằng khen chuyên đề đã được tặng Bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương hoặc Giấy khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và năm đề nghị khen thưởng được xếp loại vững mạnhhoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, ngành và tương đương khen thưởng về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho đơn vị.
1.2.2. Đối với cá nhân
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định và chế độ chính sách về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị, tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn, được quần chúng trong đơn vị tín nhiệm. Ưu tiên xét khen thưởng đối với cá nhân trong các doanh nghiệp, người trực tiếp sản xuất.
- Là người tiêu biểu trong số những cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức, thực hiện phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động" của ngành, địa phương.
-Hai năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tính cả năm đề nghị khen thưởng) hoặc hai năm liên tục đạt danh hiệu đoàn viên Công đoàn xuất sắc, trong thời gian đó có 01 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở. Năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen thưởng Bằng khen chuyên đề đã được tặng thưởng Bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương hoặc Giấy khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, ngành và tương đương khen thưởng về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho đơn vị.
2. Chuyên đề “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”
2.1. Tiêu chuẩn khen thưởng Cờ thi đua chuyên đề “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của Tổng Liên đoàn
Là đơn vịcó thành tích xuất sắc tiêu biểu nhấttrong số các Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sởcó thành tích cao trong việc chỉ đạo và thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của ngành, địa phương.
2.2. Tiêu chuẩn khen thưởng Bằng khen chuyên đề “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của Tổng Liên đoàn
Bằng khen chuyên đề “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của Tổng Liên đoàn được xét tặng cho Công đoàn cơ sở và các cá nhân đạt các tiêu chuẩn như sau:
2.2.1. Đối với Công đoàn cơ sở
- Đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số các công đoàn cơ sở có thành tích cao trong việc chỉ đạo và thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của ngành, địa phương và cấp tương đương.
-Hai năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tính cả năm đề nghị khen thưởng)và năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen đã được tặng Bằng khen chuyên đề “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương hoặc Giấy khen chuyên đề “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và năm đề nghị khen thưởng được công nhận Công đoàn cơ sở vững mạnh.
2.2.2. Đối với cá nhân
- Là cá nhân có thành tíchxuất sắc,tiêu biểu trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của ngành, địa phương.
- Hai năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tính cả năm đề nghị khen thưởng) hoặc hai năm liên tục đạt danh hiệu đoàn viên Công đoàn xuất sắc, trong thời gian đó có 01 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở. Năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen thưởng Bằng khen chuyên đề “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của Tổng Liên đoàn đã được tặng thưởng Bằng khen chuyên đề “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương hoặc Giấy khen chuyên đề “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
3. Chuyên đề “Văn hóa, Thể thao”
3.1. Tiêu chuẩn khen thưởng Cờ thi đua chuyên đề “Văn hóa, Thể thao” của Tổng Liên đoàn
Đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu nhất trong số các công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thành tích cao và dẫn đầu phong trào thi đua “Văn hoá, Thể thao”hoặc thành tích xuất sắc tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao đạt nhiều giải cao tại các hội thi, hội diễn, hội thao của cấp tỉnh, thành phố, bộ, ngành Trung ương.
3.2. Tiêu chuẩn khen thưởng Bằng khen chuyên đề “Văn hoá, Thể thao”của Tổng Liên đoàn
Bằng khen chuyên đề “Văn hóa, Thể thao” của Tổng Liên đoàn được xét tặng cho Công đoàn cơ sở và các cá nhân đạt các tiêu chuẩn như sau:
3.2.1. Đối với Công đoàn cơ sở
- Đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong số các công đoàn cơ sở có thành tích cao trong việc chỉ đạo và thực hiện phong trào thi đua “Văn hóa, Thể thao” của ngành, địa phương và cấp tương đương.
-Hai năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tính cả năm đề nghị khen thưởng) và năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen thưởng đã được tặng Bằng khen chuyên đề “Văn hóa, Thể thao” của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương hoặc Giấy khen chuyên đề “Văn hóa, Thể thao”của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và năm đề nghị khen thưởng được công nhận Công đoàn cơ sở vững mạnh.
3.2.2.Đối với cá nhân
- Đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua “Văn hóa, Thể thao” của ngành, địa phương.
- Hai năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tính cả năm đề nghị khen thưởng) hoặc hai năm liên tục đạt danh hiệu Đoàn viên Công đoàn xuất sắc, trong thời gian đó có 01 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở. Năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen thưởng đã được tặng thưởng Bằng khen chuyên đề “Văn hóa, Thể thao” của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương hoặc Giấy khen chuyên đề “Văn hóa, Thể thao” của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
III. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
1. Hồ sơ đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng
1.1. Hồ sơ đề nghị tặng Cờ thi đua chuyên đề của Tổng Liên đoàn
1.1.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng chuyên đề;
1.1.2. Biên bản họp và kết quả bình xét thi đua của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương;
1.1.3. Báo cáo thành tích của đơn vị đề nghị tặng Cờ thi đua chuyên đề của Tổng Liên đoàn có xác nhận của các cấp trình khen thưởng.
1.2. Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen chuyên đề của Tổng Liên đoàn
1.2.1. Tờ trình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đươngkèm theo danh sách đề nghị khen thưởng chuyên đề;
1.2.2. Biên bản họp và kết quả bình xét thi đua của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương;
1.2.3. Tóm tắt thành tích tập thể, cá nhân đề nghị tặng Bằng khen;
1.2.4. Văn bản công nhận sáng kiến được áp dụng hiệu quả của thủ trưởng đơn vị nơi sáng kiến đó được áp dụng.
2. Thời gian trình khen thưởng
2.1. Hồ sơ đề nghị khen thưởng chuyên đề gửi về Tổng Liên đoàn (qua Bantheo dõichuyên đề) chậm nhất trước ngày 15/3 hàng năm.
2.2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với khối trường học gửi về Tổng Liên đoàn (qua Ban theo dõi chuyên đề) chậm nhất trước ngày 15/9 hàng năm.
IV. KINH PHÍ BẢO ĐẢM
1. Nguồn hình thành
- Trích từ Tài chính Công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn;
- Từ nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
- Các khoản hỗ trợ của cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, doanh nghiệp.
2 Tiền thưởng kèm theo
2.1. Cách tính mức tiền thưởng
Mức tiền thưởng cho tập thể, cá nhân kèm theo quyết định khen thưởng chuyên đề được tính như sau:Mức tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định đang có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định khen thưởng nhân với hệ số theo quy định và được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam, cụ thể là:
- Cờ thi đua chuyên đề của Tổng Liên đoàn: 4,0
- Bằng khen chuyên đề của Tổng Liên đoàn:
+ Đối với tập thể: 1,4
+ Đối với cá nhân: 0,7
- Cờ thi đua chuyên đề của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương: 2,0
- Bằng khen chuyên đề của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương:
+ Đối với tập thể: 0,8
+ Đối với cá nhân: 0,4
- Giấy khen chuyên đề của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
+ Đối với tập thể: 0,4
+ Đối với cá nhân: 0,2
2.2. Cấp chi tiền thưởng
Tiền thưởng kèm theo Quyết định khen thưởng chuyên đề của Tổng Liên đoàn do cấp trình Tổng Liên đoàn chi thưởng.
Tổng Liên đoàn chi tiền thưởng cho các tập thể, cá nhân được khen thưởng tại các Hội nghị tổng kết, sơ kết chuyên đề do Tổng Liên đoàn tổ chức.
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoànkhi quyết định khen thưởng chuyên đề cho tập thể, cá nhân thì có trách nhiệm chi tiền thưởng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giao cho các Ban theo dõi chuyên đề của Tổng Liên đoàn có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện Hướng dẫn này và hàng năm tổng hợp, xét duyệt hồ sơ đề nghị khen thưởng chuyên đề và đề nghị Ban CSKTXH&TĐKT thẩm định và trình Hội đồng Thi đua khen thưởng của Tổng Liên đoàn theo quy định.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương
Căn cứ hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương cụ thể hoá nội dung, tiêu
chuẩn của từng chuyên đề cho phù hợp với đặc điểm củangành, địa phương.Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ở cấp mình và đề nghị Tổng Liên đoàn xét khen thưởng từng chuyên đề theo quy định.
Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế các văn bản trước đây hướng dẫn khen thưởng các chuyên đề của Tổng Liên đoàn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương phản ánh kịp thời về Tổng Liên đoàn (qua Ban CSKTXH&TĐKT) để tổng hợp trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: - ĐCT Tổng Liên đoàn; - Các LĐLĐ tỉnh, TP; CĐNTW và tương đương; - Các ban, đơn vị trực thuộc TLĐ; - Lưu: VP, CSKTXH&TĐKT. |
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH CHỦ TỊCH
(Đã kí)
Bùi Văn Cường
|
Mẫu đăng ký thực hiện phong trào thi đua tại các CĐCS
CĐ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS ……………………………….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……., ngày …. tháng … năm 20……
DANH SÁCH
NỮ CNVCLĐ ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA
“GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ”
NĂM ………
TT |
Họ và tên |
Chức vụ, bộ phận công tác |
Chữ ký của người đăng ký |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
5 |
|
|
|
6 |
|
|
|
7 |
|
|
|
8 |
|
|
|
9 |
|
|
|
10 |
|
|
|
… |
|
|
|
NGƯỜI LẬP TM. BAN CHẤP HÀNH
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu báo cáo việc đăng ký thi đua (Dành cho các CĐCS).
CĐ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS ……………………………….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:……./BC-CĐCS
BÁO CÁO
SỐ LƯỢNG CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA
“GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ”
NĂM …..
1- Tổng số CNVCLĐ:……………………………………………………người.
2- Nữ CNVCLĐ: ……………………………………………………….. người.
3- Số nữ CNVCLĐ đăng ký thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”:……………………………………………………………………….. người.
(Có danh sách cá nhân đăng ký gửi kèm).
NGƯỜI LẬP TM. BAN CHẤP HÀNH
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu báo cáo việc đăng ký thi đua (Dành cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở).
CĐ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐ ……………………………….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:……./BC- ……., ngày …. tháng … năm 20……
BÁO CÁO
SỐ LƯỢNG CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA
“GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ”
NĂM …..
1- Tổng số CNVCLĐ:……………………………………………………người.
2- Nữ CNVCLĐ: ……………………………………………………….. người.
3- Tổng số CĐCS trực thuộc:……………………………………………CĐCS.
4- Số nữ CNVCLĐ đăng ký thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”:………………………..………………………………………. ……..người.
NGƯỜI LẬP TM. BAN CHẤP HÀNH
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu báo cáo việc bình xét, công nhận danh hiệu thi đua năm (Dành cho các CĐCS).
CĐ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS ……………………………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:……./BC-CĐCS ……., ngày …. tháng … năm 20……
BÁO CÁO
SỐ LƯỢNG CÁ NHÂN ĐƯỢC CÔNG NHẬN, KHEN THƯỞNG
DANH HIỆU THI ĐUA “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ”
NĂM …..
1- Tổng số CNVCLĐ:……………………………………………………người.
2- Nữ CNVCLĐ: ……………………………………………………….. người.
- Số lượng nữ CNVCLĐ được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” là:……………………………………………………người (CĐCS đã ban hành Quyết định số:……./QĐ-CĐCS, ngày ….tháng…. năm…...về việc công nhận danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 20…..).
- Số lượng nữ CNVCLĐ không được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” là:…………………………………………………………………..….người (Lý do……..)
- Số lượng nữ CNVCLĐ được BCH CĐCS khen thưởng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”……………………….người.
NGƯỜI LẬP TM. BAN CHẤP HÀNH
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu báo cáo việc bình xét, công nhận danh hiệu thi đua theo năm
(Dành cho công đoàn cấp trên cơ sở).
CĐ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐ ……………………………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:……./BC- ……., ngày …. tháng … năm 20……
BÁO CÁO
SỐ LƯỢNG CÁ NHÂN ĐƯỢC CÔNG NHẬN, KHEN THƯỞNG
DANH HIỆU THI ĐUA “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ”
NĂM …..
1- Tổng số CNVCLĐ:……………………………………………………người.
2- Nữ CNVCLĐ: ……………………………………………………….. người.
3- Tổng số CĐCS trực thuộc:……………………………………………CĐCS.
4- Số lượng nữ CNVCLĐ được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp cơ sở là:……………….………………………………người.
5- Số lượng nữ CNVCLĐ được BCH CĐCS khen thưởng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”………………………………………………………..…….người.
6- Số lượng nữ CNVCLĐ được LĐLĐ huyện, TP, CĐN khen thưởng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”………………………………………………………..…….người.
NGƯỜI LẬP TM. BAN CHẤP HÀNH
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu báo cáo việc bình xét, công nhận danh hiệu thi đua theo giai đoạn
(Dành cho công đoàn cấp trên cơ sở).
CĐ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐ……………………………….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:……./BC- ……., ngày …. tháng … năm 20……
BÁO CÁO
SỐ LƯỢNG CÁ NHÂN ĐƯỢC CÔNG NHẬN, KHEN THƯỞNG
DANH HIỆU THI ĐUA “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ”
GIAI ĐOẠN 20….-20……
1- Tổng số CNVCLĐ:……………………………………………………người.
2- Nữ CNVCLĐ: ……………………………………………………….. người.
3- Tổng số CĐCS trực thuộc:……………………………………………CĐCS.
4- Số lượng cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp cơ sở là:………………………………………………lượt người.
5- Số lượng cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp trên cơ sở là:…………………………………………người (Đã ban hành Quyết định số:……./QĐ-………, ngày ….tháng…. năm….về việc công nhận danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” giai đoạn 20…- 20….).
6- Số lượng nữ CNVCLĐ được BCH CĐCS khen thưởng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”………………………………………………………..…….lượt người.
7- Số lượng nữ CNVCLĐ được LĐLĐ huyện, TP, CĐN khen thưởng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”………………………………………………………..…….lượt người.
NGƯỜI LẬP TM. BAN CHẤP HÀNH
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 01
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH HÀ TĨNH LĐLĐ HUYỆN, TX, TP (CĐN) ……………….. ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: /TTr - ……… |
………, ngày tháng năm |
TỜ TRÌNH
Về việc khen thưởng thi đua chuyên đề “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Năm …………
Kính gửi: |
- Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh; - Ban Tuyên giáo - Nữ Công LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh. |
Căn cứ Hướng dẫn số 196/HD-TLĐ 12 tháng 02 năm 2015 của Tổng LĐLĐ việt Nam về xét tặng Cờ, Bằng khen chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
Căn cứ 2056/HD-TLĐ ngày 26 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung và làm rõ một số nội dung trong Hướng dẫn196/HD-TLĐ ngày 12/02/2015 về khen thưởng phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà";
Căn cứ ……………….;
Căn cứ………………………………..
Ban Thường vụ ……………… đã đánh giá, tổng kết thành tích hoạt động, kết quả thi đua về thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của đơn vị năm………… như sau:
1. Về hoạt động và xây dựng tổ chức Công đoàn……..
2. Về thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ………..
Với những thành tích trên, Ban Thường vụ………………...... đề nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh xem xét khen thưởng thành tích cho các tập thể và cá nhân sau:
1. Tặng Cờ thi đua chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” (cấp Tổng Liên đoàn/ cấp LĐLĐ tỉnh - ghi rõ nội dung này) năm.... cho .... tập thể và.... cá nhân.
2. Tặng Bằng khen chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” (cấp Tổng Liên đoàn/ cấp LĐLĐ tỉnh - ghi rõ nội dung này) cho .... tập thể và.... cá nhân.
(có danh sách kèm theo)
Ban Thường vụ ……………… đảm bảo thành tích của các tập thể và cá nhân được đề nghị khen thưởng là đúng thực tế.
Kính trình Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Tuyên giáo - Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh xem xét, quyết định.
Hồ sơ kèm theo tờ trình gồm:
- Tờ trình (mẫu số 01) kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng (mẫu số 02);
- Tóm tắt thành tích tập thể, cá nhân đề nghị tặng Cờ thi đua và Bằng khen (mẫu số 03);
- Báo cáo thành tích của tập thể đề nghị tặng Cờ (mẫu số 04);
- Bảng chấm điểm thi đua chuyên đề. (công đoàn cơ sở (mẫu số 05).
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: NC, VP. |
TM. BAN THƯỜNG VỤ (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 02
DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG CHUYÊN ĐỀ GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ
NĂM HỌC ………….
(Kèm theo Tờ trình số…../TTr-….ngày tháng năm …………. của Ban Thường vụ……)
I. ĐỀ NGHỊ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHEN THƯỞNG
1. Cờ thi đua
1……………………………………………………………………………………..
2. Bằng khen:
* Tập thể
1. ……………………………………………………………………………………..
2. ……………………………………………………………………………………..
* Cá nhân
1.……………………………………………………………………………………..
2.……………………………………………………………………………………..
3.……………………………………………………………………………………..
II. ĐỀ NGHỊ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHEN THƯỞNG:
1. Cờ thi đua
1……………………………………………………………………………………..
2. Bằng khen:
* Tập thể
1. ……………………………………………………………………………………..
2. ……………………………………………………………………………………..
* Cá nhân
1.……………………………………………………………………………………..
2.……………………………………………………………………………………..
3.……………………………………………………………………………………..
Lưu ý: Ghi rõ ràng, đầy đủ, không viết tắt, chỉ ghi chức vụ cao nhất và chức vụ Công đoàn là chính.
………………………………………..
Mẫu số 03
TÓM TẮT THÀNH TÍCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
CHUYÊN ĐỀ GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ
NĂM ………….
(Kèm theo Tờ trình số…../TTr-……………………….)
I. TẬP THỂ
TT |
Tên đơn vị (Ghi đầy đủ và không viết tắt) |
Cấp trên quản lý trực tiếp |
Tóm tắt thành tích (Chỉ ghi những thành tích tiêu biểu; ghi rõ danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong 5 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng) |
Hình thức đề nghị khen thưởng (Cờ thi đua TLĐ, LĐLĐ tỉnh; Bằng khen TLĐ, LĐLĐ tỉnh) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. CÁ NHÂN
TT |
Họ và tên (Ghi đầy đủ và không viết tắt) |
Chức vụ và đơn vị công tác |
Tóm tắt thành tích (Chỉ ghi những thành tích tiêu biểu, ghi rõ danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong 5 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng) |
Mức đề nghị khen thưởng (Bằng khen TLĐ, LĐLĐ tỉnh) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
……………, ngày……..tháng………..năm 2018
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 04 a
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH HÀ TĨNH LĐLĐ HUYỆN, TX, TP (CĐN) …………… ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
|
………, ngày tháng năm 20… |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CỦA TẬP THỂ ĐỀ NGHỊ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẶNG CỜ THI ĐUA CHUYÊN ĐỀ “GIỎI VIỆC NƯỚC - ĐẢM VIỆC NHÀ”
NĂM ……………..
Tên đơn vị……. thuộc……. (Công đoàn cấp trên quản lý)…….
Tổng số nữ CNVCLĐ/ tổng số CNVCLĐ của đơn vị.
1. Những thành tích xuất sắc chủ yếu trong năm:
- Chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của cấp Công đoàn.
- Những sáng tạo trong chỉ đạo triển khai, thực hiện các phong trào thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên tham gia góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Tỷ lệ đoàn viên, công đoàn tham gia và đạt danh hiệu thi đua “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
- Công tác sơ kết, bình chọn, biểu dương và khen thưởng các điển hình xuất sắc
- Công tác tổng hợp, báo cáo và phát động phong trào.
II. Những tồn tại chủ yếu (nếu có) và đề xuất
III. Những danh hiệu thi đua và hình thức
1. Các hình thức khen thưởng trong 5 năm gần nhất đã được nhận (loại, cơ quan, tổ chức nào khen thưởng).
2. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khen thưởng Cờ thi đua
Xác nhận cấp ủy |
TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 04 b
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH HÀ TĨNH LĐLĐ HUYỆN, TX, TP (CĐN) …………… ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
|
………, ngày tháng năm 20… |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CỦA TẬP THỂ ĐỀ NGHỊ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH TẶNG CỜ THI ĐUA CHUYÊN ĐỀ “GIỎI VIỆC NƯỚC - ĐẢM VIỆC NHÀ”
NĂM ………….
Tên đơn vị……. thuộc……. (Công đoàn cấp trên quản lý)…….
Tổng số nữ CNVCLĐ/ tổng số CNVCLĐ của đơn vị.
1. Những thành tích xuất sắc chủ yếu trong năm:
- Chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của cấp Công đoàn.
- Những sáng tạo trong chỉ đạo triển khai, thực hiện các phong trào thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên tham gia góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Tỷ lệ đoàn viên, công đoàn tham gia và đạt danh hiệu thi đua “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
- Công tác sơ kết, bình chọn, biểu dương và khen thưởng các điển hình xuất sắc
- Công tác tổng hợp, báo cáo và phát động phong trào.
II. Những tồn tại chủ yếu (nếu có) và đề xuất
III. Những danh hiệu thi đua và hình thức
1. Các hình thức khen thưởng trong 5 năm gần nhất đã được nhận (loại, cơ quan, tổ chức nào khen thưởng).
2. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh khen thưởng Cờ thi đua
Xác nhận cấp ủy |
TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu 05
BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA CHUYÊN ĐỀ “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ” NĂM …………….
Dành cho công đoàn cơ sở
Tên đơn vị:
TT |
NỘI DUNG |
Điểm tối đa |
Điểm chấm |
1. |
Xây dựng chương trình hoạt động nữ công tháng, quý năm, tổ chức sinh hoạt nữ công định kỳ, tổ chức có hiệu quả các hoạt động về giới, bình đẳng giới, dân số - SKSS, gia đình, trẻ em, các hoạt động nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Phụ nữ Việt Nam 20/10... |
10 |
|
2. |
Phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, có đăng ký thi đua, tiêu chuẩn thi đua, tổng kết, đánh giá, khen thưởng. |
10 |
|
3. |
Phát động các phong trào thi đua lao động, công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị. |
10 |
|
4. |
Phát động các phong trào học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, rèn luyện sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. |
10 |
|
5. |
Tổ chức có hiệu quả công tác xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với xây dựng “Gia đình văn hóa”, nuôi dạy con khỏe, ngoan, học giỏi, 80% gia đình CNVCLĐ được công nhận gia đình văn hóa. |
10 |
|
6. |
Gặp mặt, biểu dương nữ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, các gia đình tổ chức tốt cuộc sống gia đình nuôi dạy con khỏe, ngoan, học giỏi thành đạt; gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. |
10 |
|
7. |
Có những sáng tạo trong chỉ đạo triển khai, thực hiện các phong trào thi đua thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên tham gia góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. |
10 |
|
8. |
Không có nữ CNVCLĐ vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên, không có CNVCLĐ vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ. |
10 |
|
9. |
Duy trì tốt phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; có trên 85% nữ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” |
10 |
|
10. |
Có sổ theo dõi, tổng hợp các hoạt động của Ban Nữ công và phong trào thi đua “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” hàng năm. |
10 |
|
|
Tổng cộng: |
100 |
|
- Đơn vị được tặng Cờ chuyên đề phải đạt từ 95 điểm trở lên;
- Đơn vị được tặng Bằng khen chuyên đề phải đạt từ 90 điểm trở lên.
|
…… ngày.... tháng.... năm... TM. BAN THƯỜNG VỤ (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu 06
BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA CHUYÊN ĐỀ “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ” NĂM…….
Dành cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
TT |
NỘI DUNG |
Điểm tối đa |
Điểm chấm |
|
Công tác triển khai thực hiện phong trào |
30 |
|
1. |
Cụ thể hóa Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” hàng năm của công đoàn cấp trên và triển khai được tới các công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn. |
10 |
|
2. |
Phổ biến, tuyên truyền nội dung phong trào và vận động cán bộ đoàn viên đăng ký tham gia |
10 |
|
3. |
Phân công cán bộ theo dõi và tổng hợp số liệu phong trào “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” |
10 |
|
|
Tổ chức thực hiện phong trào |
50 |
|
4. |
Chủ động tham gia với chính quyền cùng cấp đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và thu nhập của nữ CNVCLĐ; phối hợp chặt chẽ với các ngành tham gia kiểm tra, giám sát, đề xuất ý kiến để đơn vị thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với lao động nữ. |
10 |
|
5. |
Phát động thi đua lao động, công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị. Tổ chức tốt các hoạt động về giới, bình đẳng giới, dân số, gia đình và trẻ em. |
10 |
|
6. |
Có sơ kết, bình chọn và khen thưởng các điển hình xuất sắc cấp cơ sở; Kiểm tra việc tổ chức thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ở cơ sở |
10 |
|
7. |
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác nữ công; tham gia đầy đủ các hoạt động nữ công do cấp trên tổ chức. |
10 |
|
|
Kết quả đạt được |
30 |
|
8. |
Có trên 70% công đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức được phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trở thành hoạt động thường kỳ của người lao động. |
10 |
|
9. |
Có tỷ lệ từ 85% nữ CNVCLĐ trở lên đạt danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp |
20 |
|
|
CỘNG |
100 |
|
- Đơn vị được tặng Cờ chuyên đề phải đạt từ 95 điểm trở lên;
- Đơn vị được tặng Bằng khen chuyên đề phải đạt từ 90 điểm trở lên.
|
…… ngày.... tháng.... năm... TM. BAN THƯỜNG VỤ (Ký tên, đóng dấu) |
Hôm nay : 0
Tháng này : 32554