27 năm công tác, chị Dương Thị Ngân - Giám đốc, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã chủ trì thực hiện 2 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia; 3 dự án khoa học công nghệ cấp Bộ; 4 dự án khoa học thuộc các chương trình NGO (Do tổ chức phi chính phủ hỗ trợ); 3 đề tài khoa học cấp tỉnh và nhiều sáng kiến trong cải tiến kỹ thuật cũng như trong công tác quản lý. Với quan điểm xuyên suốt “đã sáng kiến là phải ứng dụng”, các đề tài, sáng kiến đều được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, công tác.
Chị Dương Thị Ngân (người thứ 2 bên trái) giới thiệu công nghệ náo đảo tự động sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước mắm với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương.
27 năm công tác, chị Dương Thị Ngân - Giám đốc, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã chủ trì thực hiện 2 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia; 3 dự án khoa học công nghệ cấp Bộ; 4 dự án khoa học thuộc các chương trình NGO (Do tổ chức phi chính phủ hỗ trợ); 3 đề tài khoa học cấp tỉnh và nhiều sáng kiến trong cải tiến kỹ thuật cũng như trong công tác quản lý. Với quan điểm xuyên suốt “đã sáng kiến là phải ứng dụng”, các đề tài, sáng kiến đều được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, công tác.
Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Khoa Sinh học, chuyên ngành nông hóa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chị Dương Thị Ngân về công tác tại Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh. Chị đã trải qua nhiều vị trí công tác và nay là Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Hà Tĩnh và là Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh. Trong nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị của chị và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm, nổi bật là đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia “Nghiên cứu hệ thống bể ổn nhiệt bổ sung sử dụng năng lượng mặt trời và nguồn năng lượng điện, kết hợp náo đảo tự động trong sản xuất”.
Hà Tĩnh có 17 xã, thuộc 5 huyện ven biển với hàng trăm ngàn gia đình đầu tư sản xuất nước nắm truyền thống, nhưng đang chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao do công nghệ sản xuất nước mắm truyền thống thường gây ô nhiễm môi trường, tốn rất nhiều công lao động; nguy cơ hư hỏng trong điều kiện phơi nắng tự nhiên rất dễ xảy ra; chu kỳ sản xuất dài khoảng 450 - 540 ngày/vụ sản xuất nên việc quay vòng vốn đầu tư chậm, hiệu quả kinh tế không cao. Cộng với khí hậu ở Hà Tĩnh khắc nghiệt làm cho thời gian chế biến kéo dài, sản phẩm thu được trên một đơn vị nguyên liệu thấp, chất lượng không ổn định.
Những hạn chế đó đã được khắc phục khi hệ thống bể ổn nhiệt bổ sung sử dụng năng lượng mặt trời và nguồn năng lượng điện, kết hợp náo đảo tự động trong sản xuất được áp dụng vào sản xuất, bổ sung cho bể chượp luôn đảm bảo nhiệt độ tối ưu, có tính ổn định cao, khắc phục được những khó khăn do thời tiết và thay thế hoàn toàn việc náo đảo giang phơi.
Từ kết quả nghiên cứu đã giúp bà con ngư dân rút ngắn thời gian chế biến từ 18 tháng xuống còn 8 - 9 tháng/vụ sản xuất; giảm 90% nhân công náo đảo giang phơi; gia tăng sản lượng 100 lít/tấn cá; tạo môi trường tối ưu cho quá trình thủy phân, lên men, tạo hương nên chất lượng nước mắm thơm ngon hơn, màu sắc đẹp hơn. Sáng kiến mới được áp dụng cũng đã hạn chế việc phụ thuộc thời tiết vào quá trình chế biến nước mắm; giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến, góp phần tạo thương hiệu và thị trường cho sản phẩm nước mắm Hà Tĩnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập cho người dân nghèo ven biển.
Hiện giải pháp sáng chế này đã áp dụng rộng rãi trên địa bàn Hà Tĩnh (gắn với các sản phẩm nước mắm OCOP Hà Tĩnh) và đã chuyển giao cho sản xuất nước mắm ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị…
Ngoài ra, chị Ngân đã cùng tập thể cán bộ viên chức và người lao động trong đơn vị nỗ lực nghiên cứu ứng dụng và sản xuất thành công trên 10 loại chế phẩm sinh học ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và môi trường. Các loại chế phẩm đã được Tổng cục Môi trường cấp phép lưu hành trong xử lý chất thải và được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn đã giúp người dân các địa phương thu gom xử lý hàng ngàn tấn phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm gần 200 tỷ đồng tiền mua phân bón. Các chế phẩm này đã được các cấp Hội phụ nữ toàn tỉnh ứng dụng trong việc thực hiện tiêu chí bảo vệ môi trường gắn với phân loại xử lý rác thải tại nguồn. Năm 2019, ý tưởng sản xuất kinh doanh chế phẩm sinh học hạn chế phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp do chị em phụ nữ Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Hội LHPN tỉnh thực hiện đã xuất sắc vượt qua 800 ý tưởng trên toàn quốc, lọt vào tốp 16 ý tưởng đạt giải thưởng “Sáng tạo trong lĩnh vực biến đổi khí hậu” của VCIC.
Việc chuyển giao công nghệ và bán các sản phẩm từ sáng kiến đã tạo nguồn thu cho đơn vị, góp phần giúp Trung tâm chuyển đổi thành công sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự trang trải 100% kinh phí chi thường xuyên.
Hôm nay : 510
Tháng này : 43127