Công tác tài chính công đoàn là một nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện đảm bảo cho tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhằm xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh. Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023 nêu rõ: “Tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính, quản lý tài sản công đoàn theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, thực hiện phân phối công bằng, hiệu quả; xây dựng nguồn lực đủ mạnh để đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”.
Tuyên truyền thu kinh phí Công đoàn tại Công ty TNHH Khánh Lực Hà Tĩnh
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về giai cấp Công nhân và tổ chức Công đoàn, ngày 20/6/2012 Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, thẩm quyền của Công đoàn trong cơ chế tài chính được xác định; tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 Quy định chi tiết về tài chính Công đoàn, tại điều 12 đã nêu rõ: “Tổng Liên đoàn có trách nhiệm xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu tài chính công đoàn; Quy định phân cấp, phân phối, quản lý nguồn thu tài chính công đoàn”. Đối tượng, mức đóng thống nhất. Nội dung chi tập trung cho người lao động (7/12 nội dung); Quỹ lương làm căn cứ đóng kinh phí Công đoàn là Quỹ lương đóng BHXH của người lao động; Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cụ thể, theo pháp luật; Có chế tài xử phạt vi phạm; Có cơ chế phối hợp với cơ quan thuế, thanh kiểm tra trong công tác đóng KPCĐ của cơ quan, các doanh nghiệp, và các tổ chức khác; ngoài kiểm tra nội bộ, còn có sự kiểm tra giám sát của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước….
Tuyên truyền thu kinh phí Công đoàn tại Công ty TNHH Vạn Thái An
Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua công tác thu kinh phí công đoàn, nhất là khu vực sản xuất kinh doanh tại Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn đó là địa bàn rộng, nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ làm ăn không ổn định, một số doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc thu kinh phí công đoàn; bên cạnh đó thu đoàn phí 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ của đoàn viên công đoàn gặp nhiều khó khăn, không đồng đều giữa các đơn vị, nhiều công đoàn cơ sở chỉ thu được ở một mức (1% mức lương tối thiểu vùng).Vì vậy số tiền đoàn phí công đoàn mà Công đoàn cơ sở trích nộp lên Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh cũng thấp hơn rất nhiều so với quy định; hơn nữa CNLĐ biến động liên tục, không ổn định, khó kiểm soát, việc thu đoàn phí công đoàn rất khó khăn đặc biệt ở các doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn, chế tài xử lý chưa đủ mạnh.
Kiểm tra tài chính Công đoàn tại CĐCS công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh
Xác định được những khó khăn về công tác thu KPCĐ, do đó trong thời gian qua, Ban Thường vụ Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc thu KPCĐ, đạt được những kết quẳ bước đầu. Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh đã bám sát quy định của Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về quản lý tài chính; triển khai và thực hiện tốt Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn, văn bản số 129/UBND-VX ngày 08/01/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Luật Công đoàn và tài chính công đoàn. Trên cơ sở chỉ tiêu thu được LĐLĐ tỉnh giao, Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh đã tích cực hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Công đoàn cơ sở trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn theo quy định, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn. Kết quả thu kinh phí công đoàn hằng năm đạt dự toán LĐLĐ tỉnh giao, Khu vực HCSN đạt 102% kế hoạch, khối đơn vị SXKD đã có tổ chức công đoàn đạt 110%, khối đơn vị SXKD chưa có tổ chức công đoàn đạt 135%.
Từ những kết đã đạt được trong công tác thu kinh phí Công đoàn, nhất là khu vực sản xuất kinh doanh, những bài học được rút ra trong quá trình chỉ đạo, tuyên truyền, vận động thu kinh phí công đoàn đó là: Nắm vững các quy định của pháp luật, Tổng Liên đoàn về tài chính Công đoàn, tranh thủ hướng dẫn của công đoàn cấp trên. Xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính cả năm, hàng tháng, từng hoạt động cụ thể; Phải kiên trì bám nắm doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp, có kỷ năng phương pháp vận động linh hoạt, khôn khéo. Quan tâm nhiều đến công tác tuyên truyền, gặp gỡ, tiếp xúc chủ sử dụng lao động và người lao động để giới thiệu về tổ chức công đoàn, vận động thu kinh phí công đoàn; làm cho chủ doanh nghiệp thấy được lợi ích các bên trong thực hiện kinh phí công đoàn, đó là sử dụng nguồn kinh phí công đoàn hiệu quả, tiết kiệm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, NLĐ trong doanh nghiệp; bên cạnh đó để vận động người lao động tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn, thu được đoàn phí trước hết cần phải tuyên truyền cho họ thấy được khi là đoàn viên sẽ được hưởng những lợi ích gì, có sự khác biệt giữa đoàn viên công đoàn với những người không phải là đoàn viên công đoàn trong việc hưởng thụ nguồn kinh phí của Công đoàn cơ sở, đồng thời chỉ đạo Công đoàn cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động để khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp và với người lao động. Ngoài ra để vận động thu KPCĐ được hiệu quả thì một yếu tố không thể thiếu đó là cần phải phát huy vai trò của các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động tỉnh, sự hỗ trợ của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; thường xuyên cập nhật thông tin doanh nghiệp, kết quả thu hàng tháng để có kế hoạch trong việc đôn đốc thu kinh phí công đoàn.
Để công tác thu kinh phí Công đoàn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, thời gian tới Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh tập trung vào một số giải pháp như sau: Tiếp tục khai thác triệt để nguồn thu kinh phí Công đoàn, tránh thất thoát, đáp ứng yêu cầu chi cho hoạt động Công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên cơ sở, nộp theo đúng quy định; tăng cường công tác kiểm tra các Công đoàn cơ sở nhất là các Công đoàn cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, hướng dẫn, bồi dưỡng về nghiệp vụ liên quan đến công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn cơ sở; tích cực Hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu tài chính công đoàn đảm bảo tiết kiệm, công khai, quản lý đúng với chế độ kế toán hiện hành cho các cấp Công đoàn từ Khu kinh tế đến Công đoàn cơ sở; quán triệt đến các Công đoàn cơ sở các văn bản có liên quan đến công tác tài Chính như: Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ Quy định chi tiết về tài chính Công đoàn, các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng phạt thu, nộp tài chính công đoàn; tích cực đổi mới phương pháp chỉ đạo hoạt động Công đoàn nói chung, công tác thu kinh phí công đoàn nói riêng, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, đơn vị; kiện toàn, ổn định Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, nhất là bộ máy làm công tác tài chính, khi có sự thay đổi về người làm công tác tài chính, phải kịp thời đến cơ sở nắm bắt tình hình cụ thể, hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng; tăng cường công tác kiểm tra của Ban Thường vụ, Ủy Ban kiểm tra công đoàn đối với các Công đoàn cơ sở không chịu chấp hành hoặc chấp hành chưa đầy đủ về Công tác Tài Chính; phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND thị xã Kỳ Anh và các ngành có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp không thực hiện việc trích nộp kinh phí công đoàn. Tập trung thu đúng, thu đủ kinh phí công đoàn ở các doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhằm tăng nguồn kinh phí hoạt động.
Hôm nay : 2908
Tháng này : 75900