Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng lớn mạnh qua các thời kỳ. Ngày nay, trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để thực hiện chức năng chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, việc xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới, mang ý nghĩa trung tâm, là vấn đề then chốt nhằm đổi mới nội dung, phương thức để nâng cao chất lương hoạt động của tổ chức công đoàn.
LĐLĐ tỉnh tôn vinh 40 Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiêu biểu giai đoạn 2016 - 2019
Cùng với sự trưởng thành và phát triển lớn mạnh của Công đoàn Việt Nam, Công đoàn Hà Tĩnh đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, Công đoàn tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua 18 kỳ Đại hội; hệ thống tổ chức Công đoàn đã được xây dựng, phát triển trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, với 22 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, 1.574 CĐCS, hơn 83.000 CNVCLĐ, trong đó có gần 72.225 đoàn viên công đoàn. Trong những năm qua, đặc biệt là từ sau Đại hội CĐ Hà Tĩnh lần thứ XVIII, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp Công đoàn đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của địa phương, cơ quan, đơn vị, triển khai tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực... đã khơi dậy ý thức trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng, tinh thần lao động hăng say của đội ngũ CNVCLĐ, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh. Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến, có sức lan toả cao trong CNVCLĐ, bước đầu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu (bình quân hằng năm) do Nghị quyết ĐH đề ra. Có được những kết quả bước đầu đó, trước hết phải khẳng định vai trò quan trọng và yếu tố quyết định là đội ngũ cán bộ công đoàn nói chung, đặc biệt là cán bộ công đoàn cấp cơ sở.
Sự đổi mới mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động được triển khai cụ thể, bám sát cơ sở, đánh giá đúng thực chất, trọng tâm nhiệm vụ được giao như: giao chỉ tiêu, số lượng cho từng nội dung, lấy tài chính điều tiết hoạt động, việc đánh giá, theo dõi thực hiện theo đợt, đặc biệt là đã phát huy tính năng của các trang mạng xã hội (facebook, zalo…), trang Website LĐLĐ tỉnh vào công tác chỉ đạo, điều hành, vào việc cập nhật thông tin, báo cáo bằng hình ảnh, tin, bài và công tác truyền thông công đoàn…đã giúp đội ngũ cán bộ công đoản cơ sở bắt nhịp, linh hoạt, nắm sâu, cụ thể các nội dung, chương trình , kế hoạch của cấp trên, triển khai cụ thể đến tận cán bộ, đoàn viên. Tại nhiều đơn vị đã có cách làm riêng, sáng tạo, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ và tình hình của đơn vị, doanh nghiệp. Điều đáng phấn khởi đó là các hoạt động cụ thể đã tập trung vào việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên, CNVCLĐ như việc triển khai ký kết hợp tác Chương trình “Phúc lợi đoàn viên”, “Thỏa ước lao động tập thể”, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, “Mỗi công đoàn cơ sở - một lợi ích đoàn viên” được diễn ra rộng khắp trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp …
Tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, mặc dù kiêm nhiệm song đã có bước trưởng thành lớn, qua hơn 3 năm hoạt động (sau kiện toàn tại cấp cơ sở), nhiều đồng chí chưa có kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn, tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, song qua hoạt động thực tiễn, họ đã khẳng định tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác tham mưa, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong việc thương lượng, đối thoại có hiệu quả nhằm giúp cho đoàn viên, người lao động (nhất là CNLĐ trong doanh nghiệp) được nói lên tiếng nói của bản thân, đề xuất tâm tư, nguyện vọng chính đáng, từ đó nhiều chính sách, chế độ được thực hiện …nhờ đó, người lao động ngày càng trở nên gắn bó, có niềm tin tưởng sâu sắc, gửi gằm niềm kỳ vọng đối với tổ chức công đoàn.
Đánh giá, ghi nhận những đóng góp của đội ngũ cán bộ công đoàn đối với bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn tỉnh nhà, nhất là vai trò của Chủ tịch công đoàn cơ sở, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập công đoàn Việt Nam (năm 2019), LĐLĐ tỉnh đã biểu dương, tôn vinh 40 cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu trong lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức các phong trào thi đua đạt hiệu quả và có nhiều đóng góp tích cực cho tổ chức công đoàn Hà Tĩnh; đồng chí Kiều Danh Hóa, Chủ tịch CĐCS Tập đoàn Phú Tài Đức, thuộc Công đoàn ngành Công thương vinh dự là một trong 90 cán bộ CĐCS tiểu biểu toàn quốc được vinh danh và được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen.
Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty CP Tập đoàn Phú Tài Đức Kiều Danh Hóa được tôn vinh chủ tịch công đoàn cơ sở tiểu biểu toàn quốc 2019
Trước yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao, đồng thời nhằm phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, tiếp tục khẳng vị thế của mình trong tình hình mới, năm 2020, LĐLĐ tỉnh đã tập tung chỉ đạo các cấp công đoàn bám sát chủ đề “Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở”, đồng thời tập trung ba khâu đột phá mà Nghị Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đề ra. Trong đó đặc biệt chú trọng khâu đột phá: Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ, xây dựng nguồn lực công đoàn đủ mạnh. Để hiện thực hóa khâu đột phá này LĐLĐ tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp:
Thứ nhất: Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, công đoàn các cấp về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ công đoàn, nhất là đội ngũ cán bộ CĐCS. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp giỏi chuyên môn, có bản lĩnh chính trị và kỹ năng hoạt động thích ứng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội.
Thứ hai: Lựa chọn đội ngũ cán bộ CĐCS, nhất là chủ tịch CĐCS thực sự là thủ lĩnh của tập thể lao động, làm tốt nhiệm vụ trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, đại diện cho tập thể người lao động trong xây dựng, giải quyết các mối quan hệ giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đồng thời, tiếp tục rà soát công tác quy hoạch, bổ nhiệm và bố trí, điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đủ về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, theo hướng tinh gọn bộ máy hoạt động đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
Thứ ba: Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp hoạt động cho cán bộ công đoàn các cấp. Chú trọng nâng cao kỹ năng xử lý tình huống nảy sinh trong thực tiễn như tranh chấp lao động, đình công, biểu tình, các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; bổ sung, hoàn thiện tài liệu tập huấn cho các bộ CĐCS theo hướng sát thực tế và nhu cầu của cán bộ sơ sở.
Thứ tư: Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khuyến khích những cán bộ công đoàn có sự hy sinh, cống hiến vì sự phát triển đi lên của tổ chức công đoàn cũng như vì nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; bên cạnh đó, tiếp tục có đề xuất nâng mức phụ cấp phù hợp cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cấc trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở làm kiêm nhiệm… góp phần tạo động lực để cán bộ công đoàn phấn đấu, làm việc và cống hiến hết mình cho tổ chức và xây dựng tổ chức công đoàn phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Hôm nay : 3451
Tháng này : 55458