Ngày 14/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (sau đây gọi là Nghị định 59/2023/NĐ-CP), trong đó có nhiều nội dung quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; mọi ý kiến, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được phản ánh trung thực đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo công chức, viên chức, người lao động để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
- Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Theo quy định tại Nghị định 59/2023/NĐ-CP, chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc hội nghị người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
Về số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân được quy định như sau:
- Đối với cơ quan, đơn vị:
Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Ban Thanh tra nhân dân do Hội nghị CBCCVC, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên). Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Ban Chấp hành công đoàn đề xuất để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn 09 người để bảo đảm hoạt động hiệu quả.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước:
Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá 02 người. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, sau khi thống nhất với Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, Ban Chấp hành công đoàn, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) đề xuất để hội nghị người lao động quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn 09 người để bảo đảm hoạt động hiệu quả.
Nghị định 59/2023/NĐ-CP cũng quy định về hoạt động, phối hợp hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, Nghị định 59/2023/NĐ-CP còn quy định các nội dung về tổ chức cuộc họp, hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư; phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; biểu quyết trực tuyến tại thôn, tổ dân phố để nhân dân bàn và quyết định; quy trình bầu, cho thôi làm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Nghị định 59/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/3023.
Hôm nay : 1250
Tháng này : 30874