Để thực hiện quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, ngày 14/3/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 11/HD-TLĐ về “Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở”.
Hội nghị Người lao động tại Xí nghiệp May 10 Hà Tĩnh
Hướng dẫn số 11/HD-TLĐ nhằm hướng dẫn, làm rõ hơn một số nội dung quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở để các cấp công đoàn tổ chức triển khai thực hiện như: các nội dung Công đoàn đề xuất bổ sung vào Quy chế dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Hội nghị Người lao động; tham gia tổ chức đối thoại tại nơi làm việc đối với doanh nghiệp có 100% NLĐ là đoàn viên công đoàn và đối với doanh nghiệp có người lao động không là đoàn viên công đoàn, doanh nghiệp đồng thời có tổ chức công đoàn và tổ chức của người lao động…; các bước tổ chức đối thoại định kì, đối thoại khi có yêu cầu của người lao động, đối thoại khi có vụ việc;…Hướng dẫn số 11/HD-TLĐ nhằm hướng dẫn, làm rõ hơn một số nội dung quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở để các cấp công đoàn tổ chức triển khai thực hiện như: các nội dung Công đoàn đề xuất bổ sung vào Quy chế dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Hội nghị Người lao động; tham gia tổ chức đối thoại tại nơi làm việc đối với doanh nghiệp có 100% NLĐ là đoàn viên công đoàn và đối với doanh nghiệp có người lao động không là đoàn viên công đoàn, doanh nghiệp đồng thời có tổ chức công đoàn và tổ chức của người lao động…; các bước tổ chức đối thoại định kì, đối thoại khi có yêu cầu của người lao động, đối thoại khi có vụ việc;…
Tổng Liên đoàn yêu cầu Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Hướng dẫn này đến cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ thuộc phạm vi quản lý; đề xuất với cấp ủy, chính quyền đồng cấp ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương, cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc đến NSDLĐ trên địa bàn.
Đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở, tập thể NLĐ tại doanh nghiệp tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp; tổ chức làm điểm, rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện diện rộng trong phạm vi quản lý…
Định kỳ 6 tháng, một năm tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc về Tổng Liên đoàn, Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 về Công đoàn tham gia tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc./.
Hôm nay : 598
Tháng này : 42496