Câu hỏi : Tôi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm việc từ công ty về nhà riêng, cho tôi hỏi như thế có đươc coi là tai nạn lao động không? Tôi có được trả lương trong 3 tháng điều trị tại bệnh viện không? Trong thời gian điều trị tôi muốn dừng đóng Bảo hiểm xã hội có được không? Người hỏi: Lê Bảo Trâm (Ngày hỏi:21/04/2020) |
Câu trả lời : Cơ quan trả lời: Văn phòng Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh Ngày trả lời: 21/04/2020 Vấn đề bạn hỏi, Văn phòng Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh trả lời như sau: - Căn cứ tại Điều 12, Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định: + Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc. + Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở. Như vậy, nếu bạn không may bị tai nạn trên đường đi làm về với thời gian, địa điểm hợp lý thì sẽ được xem là tai nạn lao động. - Căn cứ tại Khoản 3, Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động như sau: Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động. - Căn cứ tại Khoản 2, Điều 88 Luật BHXH 2014 thì người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng BHXH. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan sai thì thực hiện việc đóng bù BHXH cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3, Điều 122 của Luật này. Căn cứ các quy định nêu trên thì bạn vẫn phải tham gia BHXH đầy đủ nhé. |
[Trở lại] |
Hôm nay : 1909
Tháng này : 52318