Công đoàn Hà Tĩnh

Loading...
Hỏi đáp

Câu hỏi :
Vừa qua, do tình hình kinh doanh khó khăn của doanh nghiệp, tôi bị công ty điều chuyển sang làm công việc khác so với công việc trước đây. Tuy nhiên, công ty không thông báo về thời hạn làm công việc mới. Cho tôi hỏi, việc công ty làm như vậy có vi phạm quy định của pháp luật hay không? Xin cảm ơn!
Người hỏi: Nguyễn Hoài Lê (Ngày hỏi:27/05/2020)
Câu trả lời :
Cơ quan trả lời: Văn phòng Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh Ngày trả lời: 27/05/2020

Vấn đề bạn hỏi, Văn phòng Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh trả lời như sau:

Căn cứ tại Điều 31 Bộ luật Lao động (năm 2012) quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy, khi tạm thời điều chuyển bạn làm công việc khác so với hợp đồng lao động, công ty phải báo cho bạn biết trước ít nhất 3 ngày làm việc và thông báo rõ thời hạn làm tạm thời công việc mới. Việc công ty không thông báo trước ít nhất 3 ngày làm việc là chưa đúng quy định của pháp luật.


[Trở lại]
Thống kê truy cập

Hôm nay : 1683

Tháng này : 33010

Tổng truy cập : 43249537